Những điều đặc biệt tại ngôi làng "không rác": Rác chia thành 34 loại, tái sử dụng đồ của nhau

Khánh Hằng - Ngày 05/07/2021 07:00 AM (GMT+7)

Nhờ những sáng kiến vượt trội của mình, người dân của ngôi làng này đã biến nơi mình sống thành một nơi "không rác".

Clip: Ngôi làng không rác ở Nhật Bản.

Clip: Ngôi làng "không rác" ở Nhật Bản.

Kamikatsu là một ngôi làng nằm ở quận Katsuura, tỉnh Tokushima, Nhật Bản. Nơi đây nổi tiếng là ngôi làng "không rác" khi người dân đã dành gần 2 thập kỷ để tái sử dụng, tái chế, phân loại và giảm thiểu tác hại của rác thải, chấm dứt sự phụ thuộc vào lò đốt và bãi rác trong khi cả thế giới đang vật lộn để giải quyết tình trạng khẩn cấp về cuộc khủng hoảng rác thải, đặc biệt là rác nhựa.

Từ lâu, người dân trong làng Kamikatsu đã tuân thủ quy định phân loại rác thành ít nhất 34 loại, có khi lên tới 45 loại trước khi đưa đến trung tâm thu gom, nơi các tình nguyện viên để mỗi loại rác riêng trong một thùng. Họ phân loại rác một cách siêu cụ thể, như lon nhôm, lon thép, chai nhựa, thùng giấy, tờ rơi...

Những điều đặc biệt tại ngôi làng amp;#34;không rácamp;#34;: Rác chia thành 34 loại, tái sử dụng đồ của nhau - 2

Những vật dụng vẫn còn trong tình trạng tốt sẽ được gửi đến cửa hàng tái chế Kuru Kuru, nơi người dân có thể gửi hoặc mang đồ về nhà, chủ yếu là quần áo, đồ sành sứ và đồ trang trí, một cách hoàn toàn miễn phí. Ngay cả trong thời gian phải chiến đấu với đại dịch COVID-19, mọi người dân vẫn tuân thủ quy định này.

Năm 2000, làng Kamikatsu buộc phải thay đổi cách quản lý rác thải sau khi 2 địa điểm đốt rác bị đóng cửa do luật mới nghiêm ngặt về phát thải dioxin mà chính quyền đưa ra, bởi dioxin là chất độc nguy hại cho sức khỏe con người. Vì không có đủ kinh phí để xây dựng lò đốt hiện đại, cũng không thể chuyển rác đến vùng ngoại ô, lựa chọn duy nhất của họ là thải ít rác hơn và tái sử dụng đồ.

Những điều đặc biệt tại ngôi làng amp;#34;không rácamp;#34;: Rác chia thành 34 loại, tái sử dụng đồ của nhau - 3

Những điều đặc biệt tại ngôi làng amp;#34;không rácamp;#34;: Rác chia thành 34 loại, tái sử dụng đồ của nhau - 4

3 năm sau, vào năm 2003, làng Kamikatsu trở thành nơi đầu tiên của Nhật Bản thông qua tuyên bố không lãng phí. Mặc dù ban đầu, tuyên bố này vấp phải một số sự phản đối nhưng chỉ sau một thời gian, nó đã phát huy tác dụng. Người dân đã phải mất một thời gian để thích nghi với việc phân loại rác thải cẩn thận trước khi đem bỏ.

Có nhiều ý kiến ​​phàn nàn rằng chu trình phân loại, rửa và xử lý rác thông thường sẽ gây quá nhiều khó khăn cho 1.500 cư dân của ngôi làng, những người phải phân loại rác thành hàng chục loại, ủ rác thực phẩm, rửa túi nhựa và chai lọ để tái chế.

Akira Sakano, người đứng đầu Học viện Zero Waste của tổ chức phi lợi nhuận Kamikatsu, được thành lập vào năm 2005 cho biết: "Bạn sẽ luôn gặp những người bất hợp tác trong bất kỳ dự án cấp cộng đồng nào". Không phải ai cũng hoàn toàn tuân thủ quy định vì khá rắc rối. Thay vào đó, Học viện Zero Waste sẽ tập trung vào khoảng 80% những người ủng hộ để thuyết phục họ tuân thủ quy định phân loại rác.

Những điều đặc biệt tại ngôi làng amp;#34;không rácamp;#34;: Rác chia thành 34 loại, tái sử dụng đồ của nhau - 5

Cô Akira Sakano chia sẻ tiếp: "Mục tiêu của chúng tôi là không có rác thải vào năm 2020, nhưng chúng tôi đã gặp phải những trở ngại liên quan đến các bên và các quy định nằm ngoài phạm vi của chúng tôi. Và một số sản phẩm nhất định được thiết kế để sử dụng một lần, chẳng hạn như các sản phẩm vệ sinh, rất khó tách biệt vì bản chất của nó là sản phẩm thải bỏ".

Khi việc giảm tiêu thụ trở nên khó khăn, người dân làng Kamikatsu bắt đầu chấp nhận việc tái chế. Nhờ đó, phần lớn chất thải của họ không bị đưa đến lò đốt hay bãi chôn lấp nữa.

Các sản phẩm có chứa các bộ phận phù hợp với 2  hoặc nhiều loại phải được tách rời và đặt các bộ phận của chúng vào đúng thùng. Hộp sữa, lon, và thậm chí cả giấy gói thực phẩm bằng nhựa và túi mua sắm phải được rửa sạch trước khi vứt ra ngoài, giấy báo phải được bó gọn gàng bằng dây làm từ hộp sữa tái chế...

Chai thủy tinh được tháo nắp và phân loại theo màu sắc. Những chai nhựa đã từng đựng nước tương hoặc dầu ăn được để trong một ngăn thùng riêng với những chai nhựa dùng đựng đồ uống.

Những điều đặc biệt tại ngôi làng amp;#34;không rácamp;#34;: Rác chia thành 34 loại, tái sử dụng đồ của nhau - 6

Năm 2016, làng Kamikatsu đã tái chế 81% chất thải mà con người thải ra, so với mức trung bình toàn quốc chỉ 20%. Một số lượng nhỏ các mặt hàng được chứng minh là không thể tái chế, bao gồm giày da, tã lót và các sản phẩm vệ sinh khác, được gửi đến một lò đốt bên ngoài ngôi làng.

Nơi đây cũng có một cửa hàng, nơi mọi người để lại đồ đạc hoặc quần áo mà họ không sử dụng nữa, đổi đồ cũ của họ lấy những món đồ khác mà người khác đã bỏ, hoàn toàn miễn phí. Có một nhà máy nơi những người phụ nữ địa phương sản xuất các sản phẩm từ những đồ dùng bỏ đi, ví dụ như may gấu bông từ những bộ kimono cũ.

Nhật Bản là nơi thải ra rác thải nhựa bình quân đầu người lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Người dân nước này tiêu thụ khoảng 30 tỷ túi nhựa mua sắm mỗi năm. Nhật Bản cũng từng vận chuyển 1,5 triệu tấn chất thải nhựa đến Trung Quốc mỗi năm cho đến khi Bắc Kinh cấm vận chuyển vào năm 2017.

Những điều đặc biệt tại ngôi làng amp;#34;không rácamp;#34;: Rác chia thành 34 loại, tái sử dụng đồ của nhau - 7

Khi thông tin về chiến dịch của ngôi làng Kamikatsu được lan truyền, nhiều quan chức trong và ngoài nước đã tới thăm mô hình của làng để học hỏi với hy vọng có thể đem nó áp dụng cho cộng đồng của mình.

Tuy nhiên, nhiều cư dân trong làng Kamikatsu cho rằng mô hình này có thể khó khăn khi thực hiện ở những địa phương khác. Làng Kamikatsu chỉ có khoảng 1.500 cư dân, sẽ rất khó nếu làm ở một khu vực đông dân hơn.

Để tạo động lực cho một ngôi làng không rác, người dân của làng Kamikatsu còn được khuyến khích không mua hoặc sử dụng các sản phẩm có thể tạo ra chất thải nhựa. Họ sẽ được thưởng điểm khi từ chối sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Điểm thưởng này có thể tích lũy để mua các vật phẩm khác.

Cô Akira Sakano cho biết tương lai của dự án không chất thải sẽ phụ thuộc vào các doanh nghiệp và chính quyền địa phương hợp tác để giúp các hộ gia đình tái chế dễ dàng hơn, nhưng mỗi cá nhân vẫn cần có nghĩa giảm thiểu và tái sử dụng rác thải. 

Từng bị chê cười vì muốn dọn sạch rác đại dương, chàng trai 26 làm cả thế giới ngưỡng mộ
Sau một kỳ nghỉ chứng kiến đại dương đang ngập ngụa trong rác, chàng trai năm ấy mới 16 tuổi đã nuôi giấc mơ dọn sạch biển cả. Giờ đây, chàng trai...

Eva giảm nhựa

Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva giảm nhựa