Những sai lầm của Malaysia trong việc tìm kiếm MH370

Ngày 02/04/2014 17:56 PM (GMT+7)

Đã bước sang tuần tìm kiếm thứ 4 nhưng tung tích chiếc máy bay mất tích vẫn là một dấu hỏi.

Các nhà chức trách Malaysia đóng vai trò điều phối việc tìm kiếm chiếc máy bay mang mã hiệu MH370 mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines đã gặp nhiều sự chỉ tích của dư luận.

Những sai lầm của Malaysia trong việc tìm kiếm MH370 - 1

Boeing 777 là loại máy bay có độ an toàn cao

CNN đã điểm lại 7 sai lầm của Malaysia trong cuộc điều tra liên quan đến số phận chiếc máy bay mất tích:

Radar quân sự Malaysia đã nhận được tín hiệu từ một chiếc máy bay nghi là MH370 nhưng không để ý điều này

Tín hiệu bắt được từ radar quân sự của Malaysia cho thấy MH370 đã chuyển sang hướng Tây sau lần liên lạc cuối cùng với trạm kiểm soát không lưu trên eo biển. Tuy nhiên, những người theo dõi màn hình radar lúc đó đã không nhận ra điều này. Điều đó đồng nghĩa với việc họ đã bỏ lỡ cơ hội lần ra tung tích chiếc máy bay mất tích.

Những sai lầm của Malaysia trong việc tìm kiếm MH370 - 2

Người thân của các hành khách trên chuyến MH370 gào khóc sau khi nghe tuyến bố của Thủ tướng Malaysia

Trong khi đó, dữ liệu radar là chìa khóa quan trọng để mở rộng tìm kiếm ra phía Tây Malaysia thì giới chức nước này phải mất đến 3 ngày để giải thích lý do tại sao họ chuyển hướng tiến hành tìm kiếm tại khu vực rất xa xôi so với lộ trình dự kiến ban đầu.

Thiếu sót này đã khiến đội tìm kiếm chiếc máy bay mất tích mất mấy ngày lùng sục Biển Đông và Vịnh Thái Lan.

Những thông tin ban đầu khá hỗn loạn nhưng không rõ ai là người chịu trách nhiệm

Alastair Rosenschein – tư vấn hàng không và là cựu phi công Boeing 747 của Anh - cho rằng dường như phía Malaysia đã không có một kế hoạch tìm kiếm thích hợp trong vụ tai nạn máy bay này. Họ liên tục đưa ra những thông tin không đồng nhất rồi phủ nhận hoàn toàn những tuyên bố trước đó khiến cho người thân của 239 người có mặt trên chuyến bay bị nhiễu loạn thông tin và phản ứng lại với các nhà chức trách.

Một quan chức Malaysia đã mô tả hai người đàn ông dùng hộ chiếu giả trên chuyến bay mất tích giống một cầu thủ bóng đá da đen người Ý

Tại một cuộc họp báo diễn ra 2 ngày sau khi chiếc máy bay biến mất khỏi màn hình radar, người đứng đầu Cục Hàng không Dân dụng Malaysia, Azharuddin Abdul Rahman đã hỏi các phóng viên “Các anh có biết cầu thủ bóng đá Mario Balotelli không?”.

Những sai lầm của Malaysia trong việc tìm kiếm MH370 - 3

Ông Rahman trả lời hài hước một trong hai kẻ dùng hộ chiếu giả giống cầu thủ bóng đá Mario Balotelli (bên trái); Anh Maraldi giơ chiếc hộ chiếu mới được cấp lại tại Thái Lan (Bên phải)

Và khi được hỏi nghi phạm có phải là người da đen, ông cho biết "phải".

Tuy nhiên, sau đó các nhà điều tra cho biết 2 người dùng hộ chiếu giả là những người tị nạn Iran và họ không liên quan đến khủng bố.

Từ chỗ "không còn bất cứ ai sống sót" đến 'không từ bỏ hi vọng'

Trong cuộc họp báo diễn ra vào lúc 21h tối qua (24/3) theo giờ Việt Nam, Thủ Tướng Malaysia, ông Najib Razak, đã đưa ra tuyên bố cuối cùng, chiếc máy bay mang mã hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã rơi xuống Nam Ấn Độ Dương và không một ai sống sót.

Kết luận được đưa ra ngay sau khi Công ty Vệ tinh của Anh là Inmarsat đã sử dụng một thuật toán đặc biệt chưa được sử dụng từ trước đến nay để tính toán vị trí cuối cùng của chiếc máy bay Malaysia trước khi mất tích.

Những sai lầm của Malaysia trong việc tìm kiếm MH370 - 4

Thủ tướng Malaysia Najib Razak công bố thông tin tại cuộc họp báo vào tối nay 24/3 ở Kuala Lumpur.

Tuyên bố này được đưa ra khi chưa có bất cứ bằng chứng đáng tin cậy nào khiến người thân của các hành khách hết sức phẫn nộ.

Khi người thân lên tiếng chỉ tích các nhà chức trách vì đưa ra kết luận vội vàng thì quyền Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein lại nói với các phóng viên rằng ông chưa hoàn toàn từ bỏ hi vọng tìm thấy người sống sót.

“Dù là hi vọng bất chấp tất cả, dù là có xa xôi đến đâu, tất nhiên, chúng tôi đều cầu nguyện và sẽ tiếp tục tìm kiếm những người có thể còn sống sót”, ông nói.

Lời nói cuối cùng trong buồng lái giữa phi công với nhân viên trạm kiểm soát không lưu

Ngày 17/3 vừa qua, chính phủ Malaysia tuyên bố những từ cuối cùng phát ra từ chuyến bay mất tích của hãng hàng không quốc gia là "Được rồi, chúc ngủ ngon" và người nói câu này là cơ phụ Fariq Abdul Hamid, 27 tuổi.

Những sai lầm của Malaysia trong việc tìm kiếm MH370 - 5

Tiết lộ toàn bộ cuộc hội thoại trong buồng lái MH370

Tuy nhiên, tối qua, (1/4), các nhà chức trách Malaysia đã chính thức công bố toàn bộ cuộc hội thoại giữa phi công MH370 với trạm kiểm soát không lưu. Theo đó, lời nói cuối cùng giữa tổ lái của chuyến bay MH370 với trạm kiểm soát không lưu trước khi mất tích là "Chúc ngủ ngon, Malaysia ba bảy không".

Theo nhà phân tích hàng không Mary Schiavo, câu "Chúc ngủ ngon Malaysia 370" là thông dụng, và không phải là dấu hiệu cho thấy có điều gì bất ổn xảy ra trên chuyến bay. Tuy nhiên việc Malaysia đưa ra hai “phiên bản” liên lạc này lại khiến dư luận nghi ngờ về cách thức chính phủ nước này tiến hành cuộc điều tra.

Ai là người nói cuối cùng từ buồng lái MH370?

Trong tuyên bố đưa ra trong ngày 17/3, các nhà chức trách cho biết người nói cuối cùng là cơ phó Fariq Abdul Hamid.

Những sai lầm của Malaysia trong việc tìm kiếm MH370 - 6

Cơ trưởng và cơ phó trên chuyến bay mang mã hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines

Tuy nhiên, tối qua họ lại có vẻ chưa chắc chắn ai là người nói cuối cùng và nói cảnh sát đang tiến hành điều tra xem đó là lời của cơ trưởng hay cơ phó.

Chậm trễ trong việc chuyển hướng tìm kiếm

Cơ quan An toàn Hàng hải Australia (AMSA) hôm 28/3 cho biết, khu vực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích sẽ chuyển sang một khu vực mới cách vùng tìm kiếm hiện tại khoảng 1.100km về phía đông bắc dựa trên dữ liệu radar giữa khu vực Biển Đông và eo biển Malacca trước khi mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu.

Những sai lầm của Malaysia trong việc tìm kiếm MH370 - 7

MH370 định kỳ gửi tín hiệu "ping" lên vệ tinh

Tuy nhiên, báo cáo hôm 31/3 của tờ The Wall Street cho biết "sai sót trong phối hợp giữa các quốc gia và các công ty tham gia tìm kiếm" đã dẫn đến việc chuyển đổi khu vực tìm kiếm bị chậm trễ 3 ngày.

Trong hơn 2 tuần qua, thông tin được cả thế giới quan tâm nhất là số phận chiếc máy bay Malaysia mất tích cùng 239 người. Đã có tất cả 26 quốc gia tham gia tìm kiếm, nhiều vật thể lạ được phát hiện và rất nhiều giả thuyết được đưa ra sau quá trình phân tích các dữ liệu điều tra tuy nhiên tất cả cũng chỉ là những phỏng đoán.

Chuyến bay mang số hiệu MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur vào lúc 0 giờ 40 phút ngày 8/3 (theo giờ Malaysia) để tới Bắc Kinh, mang theo 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn. Khi đạt tới độ cao 10.000m, chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar.

Sau một tuần nỗ lực tìm kiếm quốc tế trên biển Đông không mang lại hiệu quả, ngày 20/3, phía Malaysia tin rằng máy bay bị ai đó có mặt trong buồng lái chuyển hướng một cách có chủ đích sang bờ biển phía Tây Bắc Malaysia sau khi đã tắt hệ thống liên lạc thông thường.

Một chiến dịch tìm kiếm quy mô quốc tế với sự tham gia của 26 nước cùng phương tiện tìm kiếm hiện đại đều được huy động, từ vệ tinh đến thiết bị dò tìm dưới nước; từ tàu phá băng, tàu khu trục đến máy bay tìm kiếm hiện đại nhất đã quần thảo trên biển đông 5 ngày.

Có rất nhiều vật thể lạ được tìm kiếm ở khu vực này tuy nhiên các máy bay đã không thể tiếp cận được do thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Những diễn biến mới xảy ra cùng ngày các quan chức Australia thông báo rằng họ đã phát hiện hai vật thể ở phía nam Ấn Độ Dương có thể liên quan tới chiếc máy bay.

Vào 22 giờ ngày 24/3, khi những vật thể trôi nổi chưa được xác minh, Thủ tướng Malaysia đã mở cuộc họp báo khẩn cấp thông báo chiếc MH370 đã lao xuống biển Ấn Độ Dương, không một ai sống sót.

Tuyên bố này đã dập tắt hi vọng về việc có người sống sót sau khi chiếc phi cơ mất tích hôm 8/3.

Mời độc giả đoàn đọc toàn bộ thông tin vụ việc Máy bay Malaysia Airlines rơi xuống Ấn Độ Dương trên Tin tức EVA

Hà An (CNN)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Máy bay MH370