Nữ đại gia Tây Đô giàu có một thời, giờ bán bánh mì dạo được nhiều người ủng hộ

NGỌC HÀ - Ngày 09/03/2024 06:50 AM (GMT+7)

Sau khi cụ Sáu giàu có, trở thành nữ đại gia nức tiếng trong vùng, thì biến cố bất ngờ ập tới.

Ở ngã tư đường ngay trung tâm thành phố Cần Thơ có một sạp bánh mì rất đông khách, tồn tại suốt 20 năm. Nơi này trở thành “tụ điểm” được người người, nhà nhà trong vùng ghé tới mỗi buổi sáng hoặc là điểm dừng chân của người lao động chân tay khi nắng lên đến đỉnh đầu.

Chủ nhân của sạp bánh mì là cụ Sáu Dinh (84 tuổi) – từng là đại gia đất Tây Đô, sở hữu nhiều đất đai và của cải. Song vì biến cố gia đình, cụ đã mất hết tất cả rồi quay trở về cuộc sống nghèo khó, nương tựa nhờ sạp bánh mì nơi vỉa hè.

Ngày trẻ, tôi làm đủ nghề để có thể có của ăn của để. Sau đó tôi buôn thúng bán mẹt, ngược xuôi khắp nơi và may mắn được trời thương nên… vào cầu. Tôi có tiền liền mua đất đai, nhà cửa rồi cứ thế phất lên”, cụ Sáu cho biết.

Sau khi cụ Sáu giàu có, trở thành nữ đại gia nức tiếng trong vùng thì biến cố bất ngờ ập tới. Con trai cụ mắc ung thư, chạy chữa khắp nơi nhưng không có tiến triển. “Ngày đó tôi nghe ai mách ở đâu chữa trị được bệnh cho nó là tìm đến cầu cứu với hi vọng có một phép màu diệu kỳ xảy ra.

Cụ Sáu hiện mưu sinh bằng nghề bán bánh mì.

Cụ Sáu hiện mưu sinh bằng nghề bán bánh mì.

Tôi sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để tìm được phương thuốc chữa trị khỏi bệnh. Cùng lúc đó công việc làm ăn đi xuống, tôi đành phải bán bớt tài sản gồng gánh cuộc sống”, cụ bà 84 tuổi tâm sự.

Khi của cải – tiền bạc dần cạn kiệt cũng là lúc người con trai ra đi, để lại vết thương sâu trong trái tim cụ Sáu. Cụ bảo thời điểm đó chẳng thể gượng dậy nổi để vực kinh tế gia đình, cứ đắm chìm trong nỗi đau đớn mất con.

“Đến khi tôi nhận ra người ở lại dù đau đớn đến nhường nào cũng phải sống thì đã quá muộn màng. Tôi không thể tiếp tục chèo lái con thuyền làm ăn như trước. Lúc đó tôi cũng có tuổi nên đành chấp nhận hiện thực, quay về cuộc sống nghèo khó và mưu sinh bằng nghề bán bánh mì dạo sống qua ngày”, cụ Sáu nói.

Nhiều người tiếc một thời huy hoàng của cụ Sáu. Họ động viên cụ có đầu óc kinh doanh, lại sẵn kinh nghiệm có thể vực dậy sự nghiệp. Tuy nhiên cụ không muốn bươn chải, đau đầu tính toán công việc làm ăn. Cụ muốn một cuộc sống an yên, bình dị bên người con gái để tận hưởng nốt quãng thời gian cuối cuộc đời.

Tôi bán bánh mì suốt 20 năm qua, ngày nào cũng có mặt ở góc ngã tư này từ sáng sớm đến tối muộn. Hồi xưa tôi tự đứng bán nhưng giờ sức khỏe yếu đi, phải có con gái phụ giúp. Hôm nào nó về nhà cơm nước, tôi sẽ bán hàng.

Đôi tay run rẩy của cụ Sáu thái thịt kẹp bánh mì cho khách.

Đôi tay run rẩy của cụ Sáu thái thịt kẹp bánh mì cho khách.

Tôi dù đã tuổi cao nhưng vẫn có thể thái thịt quay, cho nhân vào bánh mì. Một số người hỏi tôi đứng vậy có mỏi chân hay không? Tôi cũng thành thật chia sẻ rằng chân đứng mãi cũng mỏi, tay thái thịt không còn chắc như hồi xưa. Song vì cuộc sống mưu sinh, tôi vẫn làm được, có điều chậm nên mong họ thông cảm chờ đợi”, cụ Sáu bộc bạch.

Khách hàng của cụ Sáu chủ yếu là người lao động chân tay hoặc người dân sinh sống trong vùng. Vì thế cụ bán với giá phải chăng, chừng 10.000 đồng/ổ bánh mì. Cụ bảo mỗi ổ bánh lãi từ 2.000 đến 3.000 đồng, dù không cao nhưng đủ để trang trải cuộc sống khi về già.

Có khách nói tôi cần phải tăng giá, chứ giờ ở đâu cũng phải 15.000 đồng/ổ. Tôi gạt đi và nói rằng toàn người lao động khó khă, cùng hoàn cảnh với mình nên không thể lấy thêm tiền. Tôi cũng già cả, ăn uống chẳng bao nhiêu nên lãi ít cũng được.

Tôi chỉ mong trời thương cho sức khỏe để có thể tiếp tục lao động kiếm sống. Còn chuyện quá khứ, tôi vẫn đau đớn khi nghĩ đến nhưng vẫn phải tiếp tục sống cho hiện tại”, cụ Sáu nói.

Bất ngờ cuộc sống mới của cô gái Tây Nguyên trở thành mẹ từ năm 14 tuổi vì cưu mang đứa trẻ sắp bị chôn sống
Y Byen cho biết: Y Song - con trai lớn đã 20 tuổi, trở thành chàng trai đậm chất núi rừng Tây Nguyên, còn Y Sơn - con trai thứ 2 đang học lớp 4.

Những câu chuyện cảm động

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h