Nữ tiếp viên xinh đẹp đấu trí liên tục 17 tiếng với khủng bố, cứu sống 359 người

Ngày 05/10/2019 17:30 PM (GMT+7)

Câu chuyện về nữ tiếp viên hàng không Ấn Độ trẻ tuổi hy sinh mạng sống của mình để cứu 359 người khác là nguồn cảm hứng bất tận cho giới trẻ nước này cho tới ngày nay.

Bước qua cuộc hôn nhân sắp đặt, tự khẳng định mình

Neerja Bhanot sinh ngày 7/9/1962 tại Chandigarh, Ấn Độ. Năm cô học lớp 6, gia đình chuyển đến Mumbai. Tại đây, Neerja học phổ thông tại trường Bombay Scottish, sau đó tốt nghiệp trường cao đẳng St Xavier ở Mumbai.

Đến năm Neerja 18 tuổi, ngoại hình xinh đẹp của cô đã thu hút một nhiếp ảnh gia. Người này đã mời cô tham gia làm mẫu ảnh. Sau khi quảng cáo được in ra, cô được cửa hàng bán lẻ nổi tiếng Paville mời về làm người mẫu. Kể từ đó, Neerja trở thành một gương mặt quen thuộc trong một số chiến dịch quảng cáo. Với chiều cao lý tưởng cùng nụ cười tự tin, Neerja tiếp tục làm mẫu quảng cáo cho nhiều nhãn hàng khác như Binaca, Vaporex, kem lạnh Charmis, bánh bích quy Krack Jack, sô cô la Amul, Benzer, Chirag Din... Thậm chí, cô còn xuất hiện trên bìa một số tạp chí như Manorama.

Nữ tiếp viên xinh đẹp đấu trí liên tục 17 tiếng với khủng bố, cứu sống 359 người - 1

Nữ tiếp viên xinh đẹp đấu trí liên tục 17 tiếng với khủng bố, cứu sống 359 người - 2

Neerja có nhan sắc hơn người.

Khi sự nghiệp người mẫu của Neerja đang lên như diều gặp gió thì gia đình sắp xếp cho cô gặp gỡ một người đàn ông ở Sharjah, UAE. Năm 22 tuổi, Neerja đồng ý với quyết định của bố mà không cãi lời và kết hôn tháng 3/1985.

Hai tháng sau, cuộc hôn nhân của cô gái trẻ lục đục. Sau khi chuyển đến Sharjah cùng chồng, Neerja bị lạm dụng  cả về tinh thần lẫn thể xác, tất cả đều nhân danh của hồi môn. "Con bé bị bỏ đói, không cho tiền tiêu ở một vùng đất xa lạ và giảm 5kg chỉ trong 2 tháng. Thậm chí, nó phải vay tiền chồng để gọi một  cuộc điện thoại. Trước khi kết hôn, người ta nói rõ rằng đây sẽ là cuộc hôn nhân không cần nhiều của hồi môn. Nhưng khi đến ngôi nhà được sắp đặt ấy, con bé lại được nói rằng "ngay cả một người đàn ông nghèo khó cũng có gì đó làm hồi môn cho con gái mình"", bố của Neerja chia sẻ trong một bài báo.

Nữ tiếp viên xinh đẹp đấu trí liên tục 17 tiếng với khủng bố, cứu sống 359 người - 3

Cuộc hôn nhân của cô Neerja không suôn sẻ.

Cuộc hôn nhân ấy chấm dứt khi Neerja trở lại Mumbai để tiếp tục công việc người mẫu. Sau đó, Neerja quyết định chứng minh bản thân. Cô đã nộp đơn xin làm tiếp viên hàng không của hãng Pam An tại thời điểm mà nghề này được tuyển chọn rất gắt gao. Cuối cùng, trong số 10.000 lá đơn xin ứng tuyển, Neerja nằm trong top 80 người được chọn.

Đấu trí với không tặc, cứu sống hơn 300 người

Chuyến bay mang số hiệu 73 của hãng Pan Am đi từ Mumbai tới Mỹ và dừng tại thành phố Karachi, Pakistan vào ngày 5/9/1986. Chiếc máy bay đã bị 4 tên khủng bố thuộc tổ chức Abu Nidal ở Palestine tấn công. Chúng muốn dùng chiếc máy bay Boeing 747-121 để giải phóng các tù nhân tại Syria và Israel.

Hầu hết trong số 366 hành khách và 16 thành viên phi hành đoàn đã sống sót, ngoại trừ 23 người. Nữ tiếp viên Neerja Bhanot đã chết gần cuối cuộc chiến và chính sự hy sinh của cô đã giúp cho những người khác có cơ hội sống. Neerja dự định sẽ về nhà đón sinh nhật cùng gia đình sau chuyến bay đó nhưng những gì gia đình cô nhận lại chỉ là một thi thể lạnh ngắt.

Nữ tiếp viên xinh đẹp đấu trí liên tục 17 tiếng với khủng bố, cứu sống 359 người - 4

Neerja (ngoài cùng bên phải) và phi hành đoàn trên chuyến bay định mệnh.

Việc chiếm quyền điều khiển một chiếc máy bay là không dễ dàng. Có những người bảo vệ vũ trang ở gần máy bay của Pan Am. Những tên không tặc đã cải trang làm nhân viên an ninh sân bay, thông qua một trạm kiểm soát an ninh và đi thẳng lên cầu thang máy bay.

Ngay khi nhận thấy điều bất thường, Neerja đã dùng mật mã không tặc để cảnh báo cho phi hành đoàn. Kỹ sư, cơ trưởng, cơ phó trên máy bay đã trốn thoát từ một cửa hầm, bỏ lại những kẻ khủng bố với chiếc máy bay không người điều khiển. Nếu chiếc máy bay cất cánh lúc đó, hậu quả sẽ còn kinh khủng hơn nhiều.

Những tên không tặc bắt đầu yêu cầu thu hộ chiếu của hành khách, các tiếp viên khi đó liền thực hiện theo. Neerja nhận thấy người Mỹ sẽ gặp nhiều rủi ro nhất, vì vậy, cô đã giấu rất nhiều hộ chiếu Mỹ xuống ghế và thùng rác.

Nữ tiếp viên xinh đẹp đấu trí liên tục 17 tiếng với khủng bố, cứu sống 359 người - 5

Chân dung 4 tên khủng bố.

Neerja còn nhanh trí xé một trang trong sổ tay hướng dẫn bay, mô tả quy trình cửa 3R của máy bay. Cô đã giấu nó vào trong tạp chí và đưa cho một hành khách. Quy trình ấy chính là cách để mở cửa thoát hiểm và triển khai máng trượt.

Sau đó, Neerja tiếp tục phục vụ đồ uống cho hành khách trong toàn bộ quá trình máy bay bị không tặc khống chế. Sau 17 tiếng và khi máy bay mất điện, những tên không tặc trở nên thất vọng, quyết tâm giết toàn bộ hành khách. Kế hoạch sử dụng chất nổ của chúng thất bại, chúng bắt đầu xả súng.

Các hành khách lần lượt thoát ra khỏi máy bay thông qua cửa thoát hiểm. Neerja đã ở lại để giúp họ trốn thoát và đã bị bắn khi dùng chính cơ thể mình che chắn cho 3 đứa trẻ. Cô gái trẻ đã không thể sống sót thoát khỏi vụ khủng bố.

Nữ tiếp viên xinh đẹp đấu trí liên tục 17 tiếng với khủng bố, cứu sống 359 người - 6

Gia đình cô Neerja đau đớn khi nhận thi thể con gái.

Sau khi những tên không tặc hết đạn, quân đội Pakistan đã xông vào máy bay và bắt giữ chúng. Cả 4 tên không tặc bị kết án tử hình nhưng sau đó được giảm xuống tù chung thân. Điều này đã khiến công chúng vô cùng phẫn nộ. Đến năm 2008, cả 4 tên này được chính phủ Pakistan trả tự do. Sau đó, chúng tiếp tục bị FBI truy nã với tội danh khủng bố. Một trong 4 tên được cho là đã chết trong cuộc không kích bằng máy bay không người lái tại Pakistan năm 2010, những tên còn lại đến nay vẫn không có tung tích.

Sự dũng cảm của Neerja đã được chính phủ Ấn Độ trao tặng huân chương anh hùng Ashok Chakra – Huân chương cấp cao nhất để ghi danh những anh hùng chiến đấu bảo vệ hòa bình đất nước. Vinh dự hơn, Neerja là người phụ nữ đầu tiên nhận được huân chương này. Bên cạnh đó, cô còn được chính phủ Mỹ và Pakistan trao tặng những huy chương danh dự khác. Năm 2004, Bưu điện Ấn Độ đã phát hành một con tem để tưởng nhớ cô.

Nữ tiếp viên xinh đẹp đấu trí liên tục 17 tiếng với khủng bố, cứu sống 359 người - 7

Con tem in hình cô Neerja Bhanot.

Một trong những đứa trẻ mà Neerja cứu sống trên chuyến bay ngày ấy hiện là cơ trưởng của một hãng hàng không lớn. Anh tuyên bố Neerja chính là nguồn cảm hứng của mình và anh thấy mình nợ cô mỗi ngày trong đời.

Sau khi Neerja qua đời, gia đình cô đã thành lập quỹ Neerja Bhanot Pan Am gồm tiền bảo hiểm và tiền đóng góp từ Pan Am. Hàng năm, quỹ sẽ trao phần thưởng cho một thành viên phi hành đoàn trên khắp thế giới có những nghĩa cử cao đẹp và giải Neerja Bhanot cho một phụ nữ Ấn Độ dám đối mặt với bất công trong xã hội, giúp đỡ những phụ nữ khác có hoàn cảnh tương tự. Năm 2016, các nhà làm phim Bollywood đã làm một tác phẩm để nói về cuộc đời và sự anh hùng của nữ tiếp viên Neerja Bhanot.

Người mẹ sinh 8 gây kinh ngạc thế giới, phải đóng phim nóng lấy tiền nuôi con giờ ra sao?
Vật lộn để nuôi tổng cộng 14 đứa con, người mẹ này đã phải bươn chải đủ nghề, thậm chí đóng cả "phim nóng" và làm vũ công khỏa thân.
Bảo Linh (Dịch từ India Today)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhân vật