Ở Sài Gòn có một tiệm ăn 0 đồng vào mỗi tối, lan toả "vitamin tích cực", làm ấm lòng người lao động nghèo

Tấn Phước - Ngày 08/10/2024 05:05 AM (GMT+7)

Mở cửa chưa đầy 30 phút nhưng quán ăn 0 đồng tại giáo xứ Mạc Ty Nho đã đông nghẹt thực khách. Ai nấy đều tranh thủ xì xụp tô mì nóng hổi, lấp đầy chiếc bụng đói của mình bằng món ăn ngon, đủ đầy dinh dưỡng.

Căn bếp đỏ lửa với tiếng cười, bảng hiệu đặc biệt gây chú ý

Nằm ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1), nhà thờ Mạc Ty Nho đã trở thành một địa điểm quen thuộc đối với những người lao động có hoàn cảnh khó khăn hay sinh viên đang theo học tại các trường đại học lân cận. Một năm trở lại đây, mô hình quán ăn 0 đồng tại nhà thờ đã phục vụ hàng chục ngàn suất ăn miễn phí dành cho tất cả mọi người.

Từ phần biển hiệu, quán đã gây ấn tượng với nhiều thực khách bằng dòng chữ ấm áp, ẩn chứa đầy tình yêu thương và sự cảm thông: "Bạn chưa ăn tối mà trong túi còn ít tiền, đừng lo, mời bạn đến nhà thờ Mạc Ty Nho dùng tô mì 0 đồng nhé". Mỗi tối từ thứ 2 đến thứ 5, bắt đầu từ 19h30 dòng người lại đổ về nhà thờ để được thưởng thức bữa ăn ngon miễn phí. 

Dưới ánh đèn rực sáng, tiếng chuông nhà thờ vang lên, người dân trật tự xếp hàng chờ đến lượt vào thưởng thức phần ăn dinh dưỡng, giàu tình thương yêu do các giáo dân kỳ công chế biến và phục vụ. Khuôn viên của nhà thờ không quá lớn, chỉ vừa đủ bố trí vài chiếc bàn, mỗi lượt phục vụ chỉ có thể cùng lúc được khoảng 30 thực khách. Vì thế, đôi lúc nhiều người phải chờ đợi nhưng chẳng ai phiền hà hay cau có, tất cả đều chung niềm vui, háo hức trước khi bước vào "quán ăn" đặc biệt này.

Người dân khi đến đều ý thức trật tự xếp hàng, tranh thủ lấp đầy chiếc bụng đói và nhường chỗ cho người đến sau. Mọi thứ đều diễn ra trong yên lặng, lời nói được nghe nhiều nhất chắc chắn sẽ là hai từ “cảm ơn” cùng nụ cười rạng rỡ hiện diện trên môi của mỗi thực khách.

Người dân khi đến đều ý thức trật tự xếp hàng, tranh thủ lấp đầy chiếc bụng đói và nhường chỗ cho người đến sau. Mọi thứ đều diễn ra trong yên lặng, lời nói được nghe nhiều nhất chắc chắn sẽ là hai từ “cảm ơn” cùng nụ cười rạng rỡ hiện diện trên môi của mỗi thực khách. 

Cô Cao Thị Hoa (63 tuổi) - giáo dân thực hiện dự án tâm sự về mô hình quán ăn 0 đồng để hỗ trợ bà con cho biết: “Cha xứ quyết định mở tiệm mì 0 đồng để giúp người lao động nghèo, sinh viên tiết kiệm chi phí trong thời buổi kinh tế khó khăn. Tuy một phần mì không quá giá trị về vật chất nhưng chúng tôi hy vọng với bằng sự chân thành, ấm áp, những tô mì nhỏ sẽ tiếp thêm động lực để họ có động lực bước tiếp trong cuộc sống".

Tuy chỉ là quán mì từ thiện nhưng chất lượng món ăn thì vượt xa mong đợi, thực khách phải gật gù khen ngợi. Được biết căn bếp nhỏ luôn sử dụng nguyên liệu tươi ngon, những phần thịt được lựa chọn kỹ càng, phần nước dùng được hầm từ xương trong nhiều giờ đồng hồ… Trong từng công đoạn đều thể hiện được sự tâm huyết của những người thực hiện dự án, hằng ngày âm thầm cống hiến để tạo nên những tô mì chất lượng.

Những đầu bếp chính tại quán ăn 0 đồng đa phần là giáo dân hoặc tình nguyện viên muốn góp sức vào dự án. Tất cả đều xem nhau như người nhà, xưng hô bằng biệt danh thân mật. Trong căn bếp nhỏ trước nhà thờ, tuy mọi người đều tập trung vào công việc, không có thời gian nghỉ ngơi. Song, tất cả đều phối hợp nhịp nhàng, trên môi luôn nở nụ cười tươi, chung sức thực hiện dự án mang đến bữa ăn ngon cùng niềm hạnh phúc đến cho cộng đồng.

Từ 19h30, cô Hoa cùng các cộng sự không thể dừng tay vì bà con nườm nượp kéo đến. Chỉ sau 20h30, cả nhóm mới thở phào nhẹ nhõm vì đem đến hàng trăm suất ăn ngon, trao tặng tận tay cho bà con.

Từ 19h30, cô Hoa cùng các cộng sự không thể dừng tay vì bà con nườm nượp kéo đến. Chỉ sau 20h30, cả nhóm mới thở phào nhẹ nhõm vì đem đến hàng trăm suất ăn ngon, trao tặng tận tay cho bà con.

“Món mì tươi này rất khó, đòi hỏi trải qua nhiều công đoạn. Để nước dùng ngon, các giáo dân đi chợ từ sáng sớm sau đó cùng nhau sơ chế và hầm xương trong nhiều giờ. Còn về rau, củ ăn kèm, chúng tôi chia nhau thực hiện để kịp đến tối phục vụ bà con" - cô Hoa chia sẻ về công đoạn thực hiện những phần mì gửi tặng người dân. 

Trạm dừng yêu thương để người dân tiếp tục mưu sinh

Ban đầu, mỗi ngày quán mì 0 đồng chỉ phục vụ từ 50-100 thực khách. Đến hiện tại, bằng sự giúp đỡ, chung sức từ mạnh thường quân nên quán đang phục vụ từ 400-500 suất/ngày. Vào những ngày giữa và cuối tháng, quán sẽ tăng số lượng, có thời điểm lên đến 700 thực khách. 

Anh Hoài Thanh - tài xế xe công nghệ, vừa trả khách tại điểm đến, anh tranh thủ ghé nhà thờ Mạc Ty Nho xếp hàng, chờ đến lượt vào quán. Ba tháng trước, trên đường đi làm anh chợt thấy biển hiệu với dòng chữ đầy ân tình của quán mì thiện nguyện. Từ đó, mỗi tối anh đều ghé thưởng thức những suất mì nóng hổi. “Nhờ mấy tháng qua tôi ghé nhận phần mì 0 đồng mà kinh tế gia đình cũng đỡ vất vả. Tôi tiết kiệm được 1 khoản chi phí nhỏ có thể dùng mua đồ dùng học tập cho con trai" - anh Hoài Thanh tâm sự.

Lang thang cả ngày với chiếc túi trống rỗng, chú Văn Hùng (60 tuổi) bày tỏ sự biết ơn khi nhận được suất ăn nghĩa tình đến từ bếp ăn của nhà thờ: “Thật sự bữa ăn rất ngon, tôi đến ăn ở đây lâu rồi, các cô chú anh chị phục vụ rất nhiệt tình. Những ngày được ăn như vậy, tôi rất mừng vì tối nay có thể ngủ ngon, bụng không còn kêu đói”. 

Cô Ánh cho biết ở quán mì 0 đồng, thực khách phải xếp hàng chờ đến lượt, sau khi ăn phải tự đem đến nơi quy định. Song, tất cả mọi người đều niềm nở thực hiện, có ý thức xếp hàng, không chen lấn, xô đẩy.

Cô Ánh cho biết ở quán mì 0 đồng, thực khách phải xếp hàng chờ đến lượt, sau khi ăn phải tự đem đến nơi quy định. Song, tất cả mọi người đều niềm nở thực hiện, có ý thức xếp hàng, không chen lấn, xô đẩy.

Tuy nhiên, có một số trường hợp thực khách muốn ăn thêm 1 suất, các giáo dân buộc lắc đầu từ chối vì số lượng có hạn. Thế nhưng, phía nhà thờ cũng chuẩn bị sẵn những phần mì gói, đi kèm chả chay để bà con khi đến đây đều có bữa tối no bụng.

“Nhiều lúc tôi từ chối như thế, bản thân trong lòng cũng day dứt, khó chịu. Thế nhưng, tôi và mọi người nghĩ đến những trường hợp đến muộn hơn, nếu họ cất công đến lại không có suất ăn thì rất tội…” - cô Nguyệt Ánh, một trong những đầu bếp chính tâm sự. 

Đối với những người lao động khó khăn hay người vô gia cư, nơi đây được xem như một trạm dừng để tiếp thêm năng lượng và tình yêu thương vào mỗi buổi tối.

Đối với những người lao động khó khăn hay người vô gia cư, nơi đây được xem như một trạm dừng để tiếp thêm năng lượng và tình yêu thương vào mỗi buổi tối.

Trong suốt 1 năm hoạt động, bên cạnh những suất ăn 0 đồng, trước cổng nhà thờ còn đặt bình trà đá miễn phí được chăm chút sạch sẽ, luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ. Nơi đây đã giúp những người dân mưu sinh có thể giải khát giữa thời tiết oi bức của Sài Gòn. Vào buổi sáng, nhà thờ còn chuẩn bị những phần bánh mì 2.000 đồng để nạp năng lượng cho người lao động, sinh viên có một ngày làm việc thật hiệu quả. 

Tại khuôn viên của nhà thờ, các giáo dân, tình nguyện viên từ khắp nơi đổ về cùng nhau chung sức để đưa những bữa ăn ngon đến cho cộng đồng. Những tiếng cười nói vui vẻ, ánh mắt động viên hay suất ăn nóng hổi được phục vụ đến thực khách tất cả đã tạo nên giá trị tích cực, truyền thêm động lực và sức mạnh để người lao động, có hoàn cảnh khó khăn vượt qua những chông gai, thử thách. 

Kỳ lạ quán cơm ở Sài Gòn: Cô chủ quán biết lỗ nặng vẫn cười tươi, thực khách không trả tiền… cũng được! 
Từ nhiều năm nay, quán cơm chay nhỏ nằm ở đường Âu Cơ đã trở thành điểm đến ấm lòng của nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn. Bởi khách đến ăn muốn...

Nhịp sống Sài Gòn

Theo Tấn Phước
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sài Gòn tử tế