Phong tục ăn Tết kỳ lạ ở Trung Quốc: Trả nợ trước giao thừa, không ra ngoài vào mùng 3

Ngày 03/02/2019 00:08 AM (GMT+7)

Mặc dù cùng đón Tết âm lịch giống như Việt Nam nhưng phong tục ăn Tết của Trung Quốc lại có những nét độc đáo rất riêng, vừa đặc biệt vừa kỳ lạ.

Tết Nguyên đán là ngày lễ tết quan trọng nhất trong năm không chỉ đối với người Việt Nam mà cả người Trung Quốc. Trong dịp Tết cổ truyền này, rất nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc được thể hiện. Tuy nhiên, khác với Việt Nam, người Trung Quốc có nhiều phong tục ăn Tết khá kỳ lạ.

Thời gian nghỉ Tết

Kỳ nghỉ năm mới của Trung Quốc thường kéo dài 15 ngày. Thời gian này được tính dựa trên sự chuyển động giữa mặt trời với mặt trăng, do đó sẽ khác nhau theo từng năm. Nó thường rơi vào giữa khoảng thời gian từ 21/1 đến 20/2 dương lịch. 

Phong tục ăn Tết kỳ lạ ở Trung Quốc: Trả nợ trước giao thừa, không ra ngoài vào mùng 3 - 1

Người Trung Quốc được nghỉ Tết khá dài.

Cuộc di dân lớn nhất hành tinh

Do đặc thù dân số quá đông và các tỉnh rộng lớn, người dân Trung Quốc về quê ăn Tết mỗi năm đều tạo thành một cuộc di cư vô cùng lớn. Ước tính có khoảng gần 3 tỷ lượt đi lại mỗi dịp Tết ở Trung Quốc, một con số mà không quốc gia nào địch lại được. Chính vì vậy, đây được gọi là "cuộc di dân lớn nhất hành tinh".

Mỗi dịp Tết đến xuân về, Trung Quốc thường rơi vào tình trạng tắc nghẽn, quá tải tại các nhà ga, sân bay do số lượng người về quê quá đông. Có người thậm chí không thể về quê, đành ngậm ngùi ăn Tết xa nhà.

Phong tục ăn Tết kỳ lạ ở Trung Quốc: Trả nợ trước giao thừa, không ra ngoài vào mùng 3 - 2

Bữa cơm đoàn viên với cá, mỳ và bánh sủi cảo

Bữa cơm đoàn viên của người Trung Quốc thường diễn ra vào tối 30 Tết với sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình. Bất kể ai dù ở đâu hay làm gì cũng sẽ cố gắng trở về bên gia đình trong ngày họp mặt lớn nhất năm.

Trong bữa cơm đoàn viên của người Trung Quốc không thể thiếu món cá tượng trưng cho của cải, món mỳ trường thọ với mong muốn sống lâu và món bánh sủi cảo. Bánh sủi cảo là món ăn truyền thống lâu đời, có hình tròn gần giống đồng tiền xu ngày xưa, ngụ ý cầu mong nhiều tiền, giàu có.

Phong tục ăn Tết kỳ lạ ở Trung Quốc: Trả nợ trước giao thừa, không ra ngoài vào mùng 3 - 3

Trả nợ trước giao thừa

Người Trung Quốc quan niệm, nếu mượn tiền bạn bè hoặc người thân thì nhất định phải trả trước đêm giao thừa. Ngoài ra, họ cũng không bao giờ cho mượn tiền hoặc vay tiền vào ngày mùng 1 Tết bởi làm như vậy sẽ bị đen đủi cả năm.

Không quét nhà vào mùng 1 Tết

Phong tục ăn Tết kỳ lạ ở Trung Quốc: Trả nợ trước giao thừa, không ra ngoài vào mùng 3 - 4

Người Trung Quốc thường quét nhà và dọn dẹp nhà cửa vào trước Tết. Vào đêm giao thừa, họ chỉ cúng bái tổ tiền rồi đón năm mới. Đặc biệt, người Trung Quốc không bao giờ quét nhà vào mùng 1 Tết vì cho rằng làm vậy là quét "lộc", may mắn ra khỏi nhà mình. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người trẻ không còn coi trọng phong tục này nữa.

Không uống thuốc, không cắt tóc, không dùng dao kéo

Vào ngày mùng 1 Tết, người dân Trung Quốc thường kiêng kỵ uống thuốc vì họ cho rằng nếu làm vậy thì sẽ bị bệnh tật cả năm. 

Tương tự, họ sẽ không dùng dao kéo hay cắt tóc để tránh gặp hoạn nạn, bởi nếu làm chính mình hoặc người khác tổn thương trong những ngày đầu năm mới thì đó là một điềm gở.

Không ra ngoài vào mùng 3 Tết

Theo quan niệm dân gian Trung Quốc, ngày mùng 3 Tết là ngày không may mắn nên mọi người thường hạn chế ra ngoài, chỉ nghỉ ngơi trong nhà. Tuy nhiên vào ngày mùng 3, đường phố Trung Quốc vẫn đông đúc bởi nhiều người trẻ không tuân theo quy định đó, cho rằng đó chỉ là quan niệm cũ nên không quá kiêng kỵ. Chỉ có một số người lớn tuổi ở Trung Quốc vẫn tuân theo.

Hội đèn lồng kết thúc dịp nghỉ Tết

Phong tục ăn Tết kỳ lạ ở Trung Quốc: Trả nợ trước giao thừa, không ra ngoài vào mùng 3 - 1

Lễ hội đèn lồng hay Tết nguyên tiêu diễn ra vào ngày 15/1 âm lịch là ngày cuối cùng đánh dấu kết thúc kỳ nghỉ Tết. Trước đây, đèn lồng thường được làm bằng giấy hoặc lụa rồi đặt nến bên trong, sau đó đem treo tại các con phố thành dãy dài rất đẹp. Ngày nay, tuy chất liệu làm đèn lồng đã thay đổi nhưng phong tục và ý nghĩa của hội đèn lồng vẫn không thay đổi.

Người dân TQ chuẩn bị cuộc di cư lớn nhất hành tinh, 3 tỷ lượt đi lại trong 40 ngày
Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán và hàng tỷ người dân Trung Quốc đang chuẩn bị cho "cuộc đại di cư lớn nhất hành tinh" để đoàn tụ gia...
Khánh Hằng (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán