Số phận nghiệt ngã của bé gái 13 tuổi nặng 13kg, cao 80cm bị mẹ bỏ rơi từ bé

NGỌC HÀ - Ngày 03/10/2023 06:00 AM (GMT+7)

“Con không nhớ khuôn mặt của mẹ, cũng chẳng biết mẹ là ai nhưng vẫn thấy buồn khi nhắc đến. Còn ba thi thoảng mới về nhà vài bữa rồi nhanh chóng đi làm xa. Con ở với ông bà nội suốt chừng ấy năm, được thương yêu nhiều lắm”, cô bé “tí hon” tâm sự.

Kim Chi (13 tuổi) là gương mặt thân quen tại trường THCS Vị Thanh (Vị Thủy, Hậu Giang). Ai cũng biết bé vừa ngoan ngoãn lại siêng năng, học giỏi. Đặc biệt em chính là tấm gương sáng về hiếu học, vượt lên số phận đầy bất hạnh.

Con bé học lớp 7 nhưng tôi tin chắc ai gặp cũng nghĩ mới lên 3 tuổi! Bởi nó thấp bé, không đi được nhưng thông minh và nhanh nhẹn lắm! Nó hiện sống cùng ông bà nội trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng.

Ở ấp ai cũng thương mến Kim Chi, chỉ mong luôn khoẻ mạnh để tiếp tục học tập. Tôi hi vọng nó học hành thành tài, sẽ là tấm gương cho bọn trẻ noi theo”, chị Hai – một người hàng xóm cho biết.

Cũng theo người phụ nữ, Kim Chi không đi được nhưng chưa bao giờ nghỉ học. Hàng ngày em được bà nội cho ngồi vào xọt rồi chở đến trường. Sau đó bà tranh thủ ra ngoài chợ bán rau quả rồi quay trở lại trường đón em về nhà.

Kim Chi xác nhận tất cả thông tin trên, đồng thời tiết lộ ở lớp bé là người “tí hon” với cân nặng chỉ 13kg và cao vỏn vẹn 80cm. Em nói: “Từ nhỏ đến giờ, con chưa lớn được chút nào. May mắn con vẫn có trí não như người bình thường, mới có thể đến trường học chữ cùng các bạn.

Năm rồi, con đạt học sinh giỏi, được cô giáo tuyên dương. Các bạn trong lớp không ai trêu chọc hay miệt thị ngoại hình của con cả. Con rất vui vì điều đó”.

Kim Chi là cô bé rất hiểu học.

Kim Chi là cô bé rất hiểu học.

Cô bé “tí hon” bỗng đỏ hoe mắt khi nhắc đến bố mẹ. Em kể rằng mẹ ruột bỏ đi từ lúc nhỏ, bố lại không ở gần. Em được ông bà nội nuôi dưỡng và yêu thương. “Ông bà nội làm nghề trồng rau, hái đem ra chợ bán kiếm tiền nuôi con. Con thương ông bà nên chẳng bao giờ dám xin tiền tiêu vặt, luôn tự động viên bản thân phải học thật giỏi. Con biết thành tích học tập chính là món quà giúp ông bà vui khoẻ, bớt suy nghĩ”, cô bé 13 tuổi nói.

Vừa dứt lời, Kim Chi với tay lấy cuốn sách để đọc bài thơ về tình mẫu tử. Em đọc với giọng run run rồi rơi những giọt nước mắt. Em không được sống trong tình mẫu tử nhưng có lẽ trong thâm tâm vẫn mong có một ngày mẹ quay trở về, dang rộng cánh tay ôm trọn vào lòng.

Con không nhớ khuôn mặt của mẹ, cũng chẳng biết mẹ là ai nhưng vẫn thấy buồn khi nhắc đến. Còn ba thi thoảng mới về nhà vài bữa rồi nhanh chóng đi làm xa. Con ở với ông bà nội suốt chừng ấy năm, được thương yêu nhiều lắm”, cô bé “tí hon” tâm sự.

Kim Chi nhỏ nhắn, đôi chân không đứng vững, song vẫn có thể tự “phục vụ” bản thân, như vệ sinh cá nhân, bới cơm ăn, rửa bát, quét nhà… Em muốn đỡ đần ông bà nội một chút, đồng thời tạo cảm giác bản thân không phải người “thừa thãi” trong gia đình.

Khi hỏi ông bà nội đi đâu, cô bé nhanh nhảu cho biết ông bà ra mương hái rau về bán. Em nhắn chúng tôi cố đợi một chút sẽ được gặp người nuôi dưỡng em bao năm qua. “Ông bà vất vả vì con lắm! Ngày nào ông bà cũng ra sông ra mương hái rau đem ra chợ bán. Như vậy em mới có tiền đi học. Em thương ông bà nhưng không biết phải làm sao ngoài học tập thật tốt”, Kim Chi bộc bạch.

Cô bé rơi những giọt nước mắt khi nhắc về mẹ.

Cô bé rơi những giọt nước mắt khi nhắc về mẹ.

Một lúc sau, ông bà nội của Kim Chi chèo xuồng về nhà với chục mớ rau bên cạnh. Bà cho biết đi miết từ chiều mới hái được ít rau khoai lang, rau muống và dưa chuột. Sáng sớm mai bà sẽ chạy xe đạp ra chợ bán hoặc đổi lấy chút thịt về nấu cháo cho cháu gái đổi bữa.

Nói về hoàn cảnh của Kim Chi, người phụ nữ xúc động nhớ lại: “Nó chào đời bình thường như bao đứa trẻ khác. Nó được hơn 2 tháng tuổi thì con dâu tôi bỏ đi không lời nhắn nhủ. Tôi thiếu hiểu biết lại thương cháu nên chạy đi mua hộp sữa công thức dành cho trẻ 3 tuổi.

Nó uống hết hộp đó phải nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng đường ruột, viêm bao tử. Sau đó nó nằm viện miết, có đợt một tháng nằm tận 20 ngày. Tôi van xin bác sĩ chạy chữa giùm với hi vọng giữ được mạng sống cho cháu”.

Kim Chi đến tuổi đi học mẫu giáo cũng là lúc ông bà nội cạn kiệt tiền bạc. Họ đương lúc không biết bấu vía vào đâu thì hay tin cháu gái khỏi bệnh, chập chững từng bước đi. Cả nhà vui mừng, cho rằng bé đã khoẻ hẳn, bắt đầu phát triển như đám trẻ nhỏ trong xóm.

Nó học đến lớp 3 bắt đầu có triệu chứng khó đi. Nó cố gắng như thế nào cũng không thể nhấc nổi chân, thậm chí đứng cũng khó khăn. Tôi đem nó đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị xương thủy tinh.

Từ lúc đó đến giờ, nó không đi được, cũng chẳng tăng cân hay tăng chiều cao. Tôi buồn lắm nhưng không cho phép bản thân gục gã. Giờ tôi có làm sao thì nó và ông nhà chịu sao nổi”, người phụ nữ ngoài 50 tuổi tâm sự.

Bà nội tranh thủ chở em đi học, rẽ ngang chợ bán rau quả.

Bà nội tranh thủ chở em đi học, rẽ ngang chợ bán rau quả.

Hàng ngày, bà sẽ chở Kim Chi đến trường bằng chiếc xe đạp cũ. Bà bế cháu vô lớp rồi tranh thủ chạy ra chợ bán rau quả, đợi đến trưa quay lại lớp đón về. Bà bảo việc này khá vất vả nhưng cố gắng làm vì được đến trường chính là niềm vui của cháu gái.

“Vừa đưa bé đến trường vừa chở rau đi bán cũng vất lắm! Song người ta biết hoàn cảnh của bà cháu tôi nên mua ủng hộ hết trơn. Tôi chưa có bữa nào bán ế rau cả nhưng thu nhập chỉ vài chục nghìn đồng/ngày. Tôi chỉ mong có sức khoẻ để chứng kiến cháu trưởng thành”, bà nội của Kim Chi chia sẻ.

Nhắc đến chuyện có buồn tủi khi cháu gái mang số phận kém may mắn, người phụ nữ cho biết ban đầu bà suy nghĩ rất nhiều về lời bàn ra tán vào của thiên hạ. Thế rồi bà chợt nhận ra nghĩ cũng không giải quyết được vấn đề nên cứ sống vô tư để cháu gái vui theo. Hơn cả bà tin không nghĩ không lo lắng thì sức khoẻ không suy giảm, được ở bên cháu nhiều hơn.

Cặp vợ chồng từng có của ăn của để giờ lang thang khắp nơi vì đàn chó, nhường cơm và thức ăn cho chó
“Chúng tôi đã đặt tên cho từng con chó, như: Cừu, Na, Bích, Gấu, Nai, Nhím, Mập, Lu Oanh… Tôi nghĩ con người có tên gọi, hà cớ loài chó lại không?",...

Những câu chuyện cảm động

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động