Thay đổi 9 thói quen này giúp bạn vừa tận dụng đồ vứt đi, vừa tiết kiệm cả đống tiền

Thay đổi 9 thói quen này giúp bạn vừa tận dụng đồ vứt đi, vừa tiết kiệm cả đống tiền

H.M - Ngày 10/10/2021 06:00 AM (GMT+7)

Đảm bảo khi biết những mẹo vặt này, bạn sẽ thấy mọi thứ tưởng thường ngày vẫn vứt đi nay đều có thể tận dụng làm được nhiều thứ hữu ích.

Trong cuộc sống thường ngày, có những thói quen tưởng rất bình thường nhưng thực ra lại không tốt như bạn nghĩ. Đôi khi chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên thân thiện, bảo vệ môi trường hơn; thậm chí còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.

1. Để riêng rau củ quả thay vì để chung

Thay đổi 9 thói quen này giúp bạn vừa tận dụng đồ vứt đi, vừa tiết kiệm cả đống tiền - 1

Không ít chị em có thói quen để chung rau củ quả trong ngăn rau với nhau mà không để ý rằng, các loại rau củ sẽ nhanh chín hơn do lượng khí gas sinh ra từ hoa quả. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp bạn có thể không ăn kịp rau củ và phải bỏ đi khi chúng bị thối. Tốt nhất hãy để rau củ và hoa quả riêng từng ngăn, không nên bịt kín mà để chúng thông thoáng.

2. Tận dụng vỏ chuối thay vì vứt đi

Sử dụng vỏ chuối làm phân bón cây là bí quyết quen thuộc của những người làm vườn. Vỏ chuối rất dễ phân hủy và khi phân hủy có thể cung cấp một lượng lớn Kali và Phốt-pho cho cây trồng.

Công dụng của vỏ chuối giống như khi bạn bón phân Kali cho cây vậy. Cây sẽ được kích thích phát triển, rất phù hợp với các loại cây như cà chua, cà tím, rau cải… Với những loại cây hoa như hoa hồng, hải đường, anh thảo… thì bón phân từ vỏ chuối là một cách để kích thích cây ra hoa nhiều, hoa bền lâu tàn.

Thay đổi 9 thói quen này giúp bạn vừa tận dụng đồ vứt đi, vừa tiết kiệm cả đống tiền - 2

Có nhiều cách để ủ vỏ chuối. Đơn giản nhất là cho vỏ chuối vào bình và đổ nước vào, để trong 2 - 3 ngày. Sau đó chắt nước ra. Nước vỏ chuối này đem tưới cây rất tốt. Phần xác vỏ chuối còn lại các bạn xới nhẹ đất quanh gốc cây và bỏ vỏ chuối vào. Vỏ chuối sẽ nhanh chóng phân hủy trong đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.

3. Dùng dụng cụ lọc trà thay vì túi lọc

Nếu bạn có thói quen uống trà bằng túi lọc thì tại sao không thử chuyển qua sử dụng dụng cụ lọc trà? Bạn có thể tiết kiệm kha khá tiền mua túi lọc trà chỉ bằng cách đầu tư một dụng cụ lọc trà bằng inox.

Thay đổi 9 thói quen này giúp bạn vừa tận dụng đồ vứt đi, vừa tiết kiệm cả đống tiền - 3

Thay vì vứt bỏ cả bã trà lẫn túi trà đi, bạn có thể rửa sạch dụng cụ lọc trà cho những lần sử dụng sau và tận dụng bã trà để bón vào gốc cây.

4. Tận dụng nước luộc khoai thay vì đổ đi

Bạn có thể sử dụng nước luộc khoai tây để làm nước tưới cây cảnh trong vườn nhà. Loại nước luộc này chứa khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển xanh tốt.

Thay đổi 9 thói quen này giúp bạn vừa tận dụng đồ vứt đi, vừa tiết kiệm cả đống tiền - 4

Cách tốt nhất là để nước này trong khoảng một ngày, sau đó bạn có thể mang tưới vào đất ở gốc cây, để cây có thể phát triển tươi tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thêm gia vị hoặc muối vào nước luộc thì không nên sử dụng để tưới cây, tránh làm lá rụng, khiến cây khô héo.

5. Tận dụng những món đồ đang có

Nếu chỉ vì mong muốn được sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường hơn mà bỏ đi hết những món đồ bạn đang sử dụng thì đây cũng không phải là cách hay. Tốt nhất là bạn nên tận dụng tất cả những gì mà mình đang có. Một chai nước bằng nhựa vẫn có thể sử dụng tốt thì không nên loại bỏ nó để mua những loại chai được cho là "thân thiện" hơn.

Thay đổi 9 thói quen này giúp bạn vừa tận dụng đồ vứt đi, vừa tiết kiệm cả đống tiền - 5

Hãy tiết kiệm và biết tận dụng những món đồ mà mình đang có, chỉ khi không dùng được nữa mới thay mới. Đó chính là cách bạn bảo vệ môi trường đúng đắn.

6. Dùng khăn lau thay vì giấy

Hãy từ bỏ thói quen sử dụng giấy ăn để lau vết bẩn. Thay vào đó bạn nên dùng khăn lau bởi nó có thể giặt và tái sử dụng nhiều lần. Hơn nữa, lau bằng khăn ướt sẽ sạch sẽ hơn chỉ lau bằng giấy ăn.

Thay đổi 9 thói quen này giúp bạn vừa tận dụng đồ vứt đi, vừa tiết kiệm cả đống tiền - 6

7. Dùng bông tẩy trang tái sử dụng

Hầu hết các chị em thường lựa chọn sử dụng bông tẩy trang dùng 1 lần vì tính tiện lợi, hợp vệ sinh của nó. Tuy nhiên, việc này lại vô tình tạo ra một lượng rác thải lớn ra môi trường. Chưa kể, một vài loại bông tẩy trang được làm từ nhựa dạng sợi, khó phân hủy. 

Bông tẩy trang tái sử dụng được làm từ những chất liệu dễ phân hủy như cotton, tơ tằm hay sợi tre. Giá cho những loại bông tẩy trang này khá đắt so với loại dùng 1 lần và dễ biến dạng sau giặt nên còn khiến nhiều người đắn đo chưa dùng nhiều. 

Thay đổi 9 thói quen này giúp bạn vừa tận dụng đồ vứt đi, vừa tiết kiệm cả đống tiền - 7

8. Dùng ống hút tái sử dụng

Chiến dịch ngưng sử dụng ống hút nhựa đã được vận động vài năm gần đây nên mẹo vặt này có lẽ không còn xa lạ với các chị em. Các loại ống hút tái sử dụng với chất liệu bền, đẹp, dễ vệ sinh được bày bán phổ biến trên thị trường. Những loại ống hút được nhiều người dùng yêu thích như ống hút inox, ống hút tre, ống hút gạo,... Nhiều người còn từ bỏ thói quen sử dụng ống hút và uống nước trực tiếp từ chai, cốc...

Thay đổi 9 thói quen này giúp bạn vừa tận dụng đồ vứt đi, vừa tiết kiệm cả đống tiền - 8

9. Ngừng đổ nước vo gạo đi

Nhiều người có thói quen đổ nước vo gạo đi trong khi thực tế loại nước này có rất nhiều công dụng. Nước vo gạo là phần nước được lọc ra sau khi chúng ta vo hoặc ngâm gạo. Nó chứa nhiều tinh bột và các hợp chất có lợi khác như chất chống oxy hóa axit ferulic, hoạt chất allantoin, các loại vitamin B, C và E.

Thay đổi 9 thói quen này giúp bạn vừa tận dụng đồ vứt đi, vừa tiết kiệm cả đống tiền - 9

Nước vo gạo có thể sử dụng để rửa mặt, gội đầu. Trong nhà bếp, nước vo gạo có thể dùng để rửa rau củ quả, khử mùi tanh của cá, dùng làm nước rửa bát... Bạn cũng có thể dùng nước vo gạo để tưới cây vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Mẹ đảm biến thùng bìa carton thành thế giới đồ chơi: Giúp con đỡ nhớ bạn bè, lại tiết kiệm
Cũng như những người lao động ở TP.HCM, gia đình chị Mai Quyên Quyên (29 tuổi) có một thời gian dài làm việc tại nhà để tuân thủ giãn cách xã hội. Ở nhà cùng 2 con nhỏ mới lên 3, chị tìm cách tái chế đồ bỏ đi thành nhiều đồ chơi cho con vừa bảo vệ môi trư

Chuyện Sài Gòn

H.M Tổng hợp
Nguồn: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva giảm nhựa