Loài này nhìn khá giống với con giun nhưng là đặc sản quý hiếm, giá vô cùng đắt đỏ.
Sá sùng còn có những tên gọi khác là trùn biển, địa sâm, chúng sống nhiều ở những bờ biển Vân Đồn, Quan Lạn, thuộc Quảng Ninh. Đây được xem là món đặc sản ngon thượng hạng và có giá đắt đỏ nhất trong nước, từ 3-5 triệu đồng/kg khô.
Sá sùng được coi là nguyên liệu, gia vị hạng sang của những gia đình có điều kiện, với cái tên là "mì chính nhà giàu" khi chúng sở hữu hương vị thơm ngon như xương hầm. Từ thời xưa, sá sùng được khai thác để làm cống vật cho vua, quan và chỉ có những người giàu có mới đủ điều kiện sử dụng.
Sá sùng được sơ chế, làm khô trước khi bán
Về đặc điểm nhận dạng, con sá sùng là loài động vật thuộc họ thân mềm, không xương, giống như giun đất (địa long), màu nâu đỏ. Chúng có kích thước nhỏ và dài khoảng 5-10 cm, có con dài hơn thì khoảng 15 - 18cm, nó không có tim, gan, phổi mà chỉ toàn là cát.
Loại hải sản này thường sinh sống ở các vách đá hoặc dưới đất khi nước thủy triều rút. Ngư dân thường đào sá sùng khi nước biển xuống vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm. Sau khi đem về, họ sẽ sơ chế, có thể bán tươi hoặc sẽ chế biến phơi khô bảo quản ăn dần hoặc bán.
Hiện tại, trên thị trường, sá sùng tươi đã làm sạch cát được bán giá 600.000 – 650.000 nghìn đồng/kg. Loại khô sẽ được chia làm 2 loại: vụn và nguyên con. Loại vụn khô bán giá dao động từ 1,6 - 1,7 triệu đồng/kg. Còn loại nguyên con rao bán giá lên đến 4 -5 triệu đồng/kg.
Các món ăn từ sá sùng là đặc sản dành cho người giàu
Sá sùng có thể làm được rất nhiều món như xào, nướng, nấu cháo, tẩm bột chiên giòn... Đặc biệt, nó còn là 1 nguyên liệu không thể thiếu để ninh nước dùng phở, tạo nên độ ngọt tự nhiên cho món ăn nổi tiếng này. Ngày xưa, người ta dùng sá sùng chủ yếu như một dạng tôm khô dùng trong chế biến các loại nước lèo làm phở, hủ tíu, bún.
Theo nhiều đánh giá, sá sùng của huyện Hải Hà, đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn là loại sá sùng ngon và có chất lượng cao nhất. Ngoài ra, loại sá sùng ở vùng cù lao Ré (bây giờ là huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) cũng được đánh giá cao.
Những năm gần đây, do tình trạng đánh bắt quá mức không hợp lý và môi trường sống bị suy thoái nên môi trường tự nhiên của sá sùng bị giảm mạnh, đẩy giá cả lên ngày một cao. Sau khi bắt, sá sùng tươi phải được làm sạch bằng cách lộn ngược để tẩy rửa bùn đất, các cơ quan nội tạng rồi cắt hai đầu, rửa sạch mới mang đi chế biến.
Theo quan điểm của Đông y, sá sùng có vị ngọt, tính mát, trị chứng tâm hàn, bổ dương khí, sinh tân dịch. "Thần dược" này ở dạng khô rất tốt cho sức khỏe. Nó còn được ví như "địa sâm" và Viagra tự nhiên.