Vợ muốn tái hôn sau nhiều năm góa chồng, con trai lấy di chúc của cha kiện mẹ ra tòa

Trương Thi - Ngày 17/01/2024 12:07 PM (GMT+7)

Sau nhiều năm ở vậy nuôi con, người phụ nữ này muốn tái hôn với một người đàn ông đồng cảnh ngộ. Bà không ngờ, quyết định của mình lại vấp phải nhiều sự phản đối đến vậy, đặc biệt từ chính con trai bà.

“Tôi dự định kết hôn lần hai nhưng người chồng đầu tiên của tôi đã để lại di chúc nói rằng nếu tôi tái hôn thì không được thừa kế căn nhà. Tôi xin hỏi di chúc như vậy có ràng buộc về mặt pháp lý không? Liệu tôi có còn quyền thừa kế căn nhà sau khi tái hôn không?", người phụ nữ họ Zhang sống ở Hàng Châu, Trung Quốc mới đây đã nhờ tư vấn pháp luật về một số vấn đề gặp phải liên quan đến quyền thừa kế. 

Liệu điều kiện trên có thực sự ảnh hưởng đến quyền thừa kế không và phạm vi tác động là gì? Luật sư Si Shufang đến từ Công ty Luật Dongying với nhiều năm kinh nghiệm cho rằng, vụ việc này thực chất rất đơn giản, mấu chốt là “Di chúc với điều kiện "vợ không được tái giá" có giá trị pháp lý hay không?”. Mọi người sẽ hiểu hơn sau khi đọc chi tiết vụ án:

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau khi ông Wang qua đời vì căn bệnh ung thư, bà Lu vẫn sống một mình kể từ đó. Mãi đến năm nay, khi bà gặp được một người đàn ông họ Zhang sống ở gần nhà, đôi bên nảy sinh tình cảm và muốn tái hôn để có người bầu bạn lúc xế chiều. 

Con trai bà Lu, Xiao Wang, sau khi tốt nghiệp cấp 3 được nhận vào một trường đại học ở nước ngoài, vừa mới tốt nghiệp đại học. Trong khi tìm việc làm thì anh nhận tin mẹ muốn tái hôn. Trái với suy nghĩ của bà Lu, con trai phản ứng rất mạnh, một mực phản đối việc này.

Người mà bà Lu muốn tái hôn là ông Zhang, sống ở gần đó và có hoàn cảnh tương tự. Ông góa vợ cách đây vài năm, con trai và con gái đều làm ở xa song mối quan hệ trong gia đình rất tốt. Hai người con này cũng bày tỏ sự ủng hộ với việc cha mình tái hôn. Tưởng chừng mọi chuyện đều sẽ êm đẹp thì Xiao Wang xuất hiện. 

"Mẹ muốn tái hôn!"

Muốn tái hôn ở tuổi trung niên, bà Lu không ngờ mình lại bị một số người xung quanh trách móc, cho rằng bản thân “mờ mắt vì tình”. Mấy người chị em chơi chung khuyên bà đừng bốc đồng: “Nếu cãi nhau với con trai về chuyện này thì ai sẽ chăm sóc cho bà đến cuối đời?”; “Mặc dù ông Trương sống ở đây thật nhưng đâu ai trong chúng ta biết ý định thực sự của ông ta là gì. Lỡ ông ta thèm muốn tài sản của bà thì sao?”…

Bà Lu tin rằng, việc mình muốn sống cuộc sống của mình không có gì là sai, thẳng thắn nói: "Tôi vẫn mong nhận được sự ủng hộ của mọi người."

Về phía ông Zhang, người đàn ông này trả lời chỉ cần bà Lu vui thì mọi việc sẽ đều theo ý bà. Sau nửa tháng sóng gió, cuối cùng con trai bà Lu cũng lùi một bước nhưng lại đưa ra những yêu cầu mới.

Mẹ có thể tái hôn nhưng nhất định không có nhà 

Trước khi kết hôn, bà Lu sống trong căn nhà do cha mẹ cho. Sau kết hôn, bà chuyển đến khu nhà 4 tầng của ông Wang. Ngày con trai đi học xa nhà, một mình sống trong căn nhà 4 tầng quá vắng vẻ nên bà quyết định chuyển về nhà bố mẹ đẻ.

Theo di chúc do ông Wang lập khi còn sống, ngôi nhà do ông đứng tên có 4 tầng, con trai ông là Xiao Wang và vợ là bà Lu mỗi người sẽ được thừa kế 2 tầng, nhưng điều kiện tiên quyết là bà Lu không được tái hôn. Nếu bà tái hôn, điều đó đồng nghĩa với việc từ bỏ quyền thừa kế. Tương tự như vậy, Xiao Wang sau này sẽ phụng dưỡng bà Lu, nếu cậu không làm như vậy thì sẽ không được thừa kế. 

Giờ đây, khi bà Lu muốn tái hôn, Xiao Wang trực tiếp lấy di chúc kiện mẹ ra tòa, yêu cầu bà từ bỏ quyền thừa kế ngôi nhà cho cậu. Bà Lu không ngờ đứa con trai mình nuôi nấng bao năm lại làm như vậy.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thỏa thuận vô hiệu, không có xung đột giữa việc tái hôn và thừa kế tài sản

Sau khi xét xử vụ án, tòa án nhận định những nội dung di chúc khi sống của ông Wang trái với quy định của pháp luật, trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục, không được dùng làm căn cứ để phân chia tài sản. Nói cách khác, ngay cả khi bà Lu tái hôn, bà vẫn có thể thừa kế 2 trong số 4 tầng nhà ông Wang để lại.

Theo luật sư Si Shufang, sở dĩ có di chúc với điều kiện thêm như vậy là vì ông Wang lo lắng con trai mình chưa đủ tuổi vị thành niên, sợ vợ sẽ bỏ bê việc nuôi dưỡng con nếu tái hôn. Đồng thời, ông cũng lo lắng con trai sẽ không hiếu thảo với mẹ, lấy việc phụng dưỡng mẹ như một điều kiện để được hưởng quyền thừa kế. Ông hy vọng có thể bảo vệ 2 người thân của mình bằng những điều kiện bổ sung, đạt được sự cân bằn lợi ích. 

Tuy nhiên, luật sư cho biết, cần tuân thủ nguyên tắc “những nội dung di chúc trái với quy định của pháp luật, trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục sẽ không được lấy làm căn cứ để phân chia di sản thừa kế”. Điều này có nghĩa là ông Wang không thể hạn chế quyền tự do của bà Lu về việc tái hôn. 

Tất nhiên, xét đến tính đa dạng của từng trường hợp và tính phức tạp của các tình tiết thực tế cụ thể, khi xem xét điều kiện vô hiệu của người thừa kế theo di chúc của người đã chết, tòa án cũng cần xem xét nguyên tắc thiện chí và công bằng, các tình tiết liên quan của vụ án như việc người thừa kế khác có nhu cầu đặc biệt cần được trợ giúp hay không... Ngoài ra, việc các điều kiện kèm theo vô hiệu không có nghĩa là toàn bộ nội dung di chúc vô hiệu. Đối với những phần hợp lệ khác, tòa án vẫn phải tôn trọng quyết định của người quá cố về việc xử lý di sản.

Thanh niên nhảy xuống sông cứu người không cần đền đáp, 1 năm sau kiện người được cứu ra tòa
Chàng thanh niên liều mình nhảy xuống dòng nước lạnh giá cứu người không nghĩ rằng cuộc đời mình lại rẽ lối vì sự tử tế đó.

Tin tức 24h

Theo Trương Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hôn nhân gia đình