Xưa mọc bạt ngàn không ai thèm hái, nay là đặc sản nổi tiếng 150.000/kg được người giàu "săn lùng"

HÀ ANH - Ngày 06/09/2021 18:53 PM (GMT+7)

Loại rau dại này giờ đây có thể chế biến thành nhiều món đặc sản trong các nhà hàng, khách sạn, được nhiều người ưa chuộng.

Tây Nguyên - miền đất đỏ bazan có muôn vàn những loại rau quả có hương vị đặc biệt, được nhiều người biết đến. Trong đó, không thể không kể đến lá bép, một loại lá dại nhưng có thể chế biến được nhiều món ăn dân dã mang đậm hương vị núi rừng, được nếm một lần không dễ gì quên được. 

Cây rau bép có tên khoa học là gnetum gnemon L, nó có đến 6-7 tên gọi khác nhau như cây lá nhíp, rau bét, rau lá bướm, rau danh, rau gắm... Loại cây này có nhiều ở bắc Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam, Indonesia.

Xưa mọc bạt ngàn không ai thèm hái, nay là đặc sản nổi tiếng 150.000/kg được người giàu amp;#34;săn lùngamp;#34; - 1

Tại Việt Nam, cây rau bép phân bố ở một số tỉnh thuộc miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ như: Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Phước, Bình Thuận và Côn Đảo. Đây là cây mọc hoang dại trong các cánh rừng, thuộc cây thân gỗ mảnh (thân trườn tiến hóa từ dây leo), cao từ 5 - 20m và có nhiều nhánh.

Xưa mọc bạt ngàn không ai thèm hái, nay là đặc sản nổi tiếng 150.000/kg được người giàu amp;#34;săn lùngamp;#34; - 2

Lá bép được người đồng bào các dân tộc vào rừng hái trực tiếp. Lá bép non, mỏng và mềm,có màu đỏ gạch, già thêm một chút nó chuyển sang màu vàng nhạt, rồi khi già hẳn nó có màu xanh. Từ lâu, bà con người dân tộc thiểu số Tây nguyên coi lá bép là cây rau, cây thuốc, còn người Kinh coi đây là một loại rau siêu sạch vì cây mọc tự nhiên trong rừng, cho đọt và lá tươi xanh mà không cần sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào.

Chị Hênh (người đồng bào dân tộc thiểu số M'Nông ở Gia Lai) cho biết lá rau nhíp mọc quanh năm, nhưng sau khoảng 5 - 6 trận mưa đầu mùa là thời điểm lá nhíp ngon nhất. Khi này, đọt mầm bung nở, tươi mát nhất, người dân tranh thủ vào rừng hái, đây cũng là lúc lá rau nhíp cho vị ngọt hơn tất cả mọi thời điểm.

Xưa mọc bạt ngàn không ai thèm hái, nay là đặc sản nổi tiếng 150.000/kg được người giàu amp;#34;săn lùngamp;#34; - 3

"Loại rau này dùng nấu canh, xào với lòng gà hoặc tôm tép đều ngon và có vị đặc trưng riêng. Thời còn nghèo khó, rau bép là món ăn cứu đói của nhiều người. Bà con vào rừng hái lá bép về ăn với cơm qua bữa chứ làm gì có tiền mua thịt cá. Nhiều nơi gọi nó là lá thịt gà, lá bột ngọt, bởi lẽ chẳng cần gia vị gì ngoài muối và nước, người ta cũng có thể nấu được nồi canh rau bép thơm phức, ngon lành", chị Hênh kể. 

Loại rau dại một thời ăn cứu đói nay đã trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng ráo riết. Nó xuất hiện ở các nhà hàng, quán ăn, với thực đơn phổ biến nhất là canh cua lá bép, lá bép xào thịt bò, khách du lịch thưởng thức đều mê mẩn. Trên chợ mạng và các sàn thương mại điện tử, lá bép tươi được rao bán với giá từ 90.000 đến 150.000 đồng/kg. 

Xưa mọc bạt ngàn không ai thèm hái, nay là đặc sản nổi tiếng 150.000/kg được người giàu amp;#34;săn lùngamp;#34; - 4

Chị Trang Anh (người bán các đặc sản rau rừng trên chợ mạng ở TP.HCM) cho biết rau bép nhíp ít người biết đến nhưng ai đã ăn thì rất ghiền. "Tôi gom hàng của bà con ở Gia Lai về bán, là rau siêu sạch vì sinh trưởng phát triển trong môi trường tự nhiên, không cần phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu. Lá nhặt sẵn 1kg 120.000 đồng có thể để tủ lạnh ăn được cả tuần. Vì rau rừng, phụ thuộc vào việc bà con đi hái được nhiều hay ít nên số lượng lá bíp không nhiều, có khi khách đặt hàng trước vài ngày mới có", chị Trang Anh cho biết. 

Ngày nay, lá bép còn được sử dụng để ăn lẩu. Dù chỉ là loại rau rừng mộc mạc, không phải sơn hào hải vị nhưng ai thưởng thức qua một lần sẽ nhớ mãi hương vị độc đáo của nó.

Xưa mọc bạt ngàn không ai thèm hái, nay là đặc sản nổi tiếng 150.000/kg được người giàu amp;#34;săn lùngamp;#34; - 5

Theo các nhà nghiên cứu, lá rau bép giàu protein, chất khoáng, vitamin A và vitamin C. Hàm lượng đường trong lá  rau bép đạt 0,93%, do vậy khi nấu canh có vị ngọt, đồng thời với hàm lượng đường khử 0,88% giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng.

Xưa vứt không ai thèm nhặt nay là đặc sản hiếm 300.000 đồng/kg, người giàu săn lùng ráo riết
Nếu một quả dừa có giá 12.000-25.000 đồng, thì thứ này bên trong quả dừa đang "gây sốt" với giá 300.000 đồng/kg.

Đặc sản 4 phương

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương