Ở Sài Gòn có lớp học 0 đồng, "thầy giáo" gõ cửa từng nhà động viên, trả phí chỉ bằng nụ cười cảm ơn

Tấn Phước - Ngày 28/12/2024 07:07 AM (GMT+7)

Thấu hiểu sự khó khăn của các em nhỏ không có điều kiện đến trường, cựu sinh viên trường ĐH Kinh tế - Luật quyết định trích tiền túi của bản thân để hỗ trợ kinh phí cho lớp học tình thương 0 đồng. Trải qua 5 năm hoạt động, lớp học nay đã đầy đủ cơ sở vật chất và giúp được rất nhiều em nhỏ biết đọc chữ, làm toán...

Dành cả thanh xuân làm "sứ giả" kết nối yêu thương 

Khi trời vừa sập tối, lớp học của anh Ninh Việt Trí (28 tuổi) tại đường số 18 (P.Linh Trung, TP.Thủ Đức) lại sáng đèn, tiếng giảng bài của thầy giáo xen lẫn tiếng nói cười, í ới tập đánh vần theo từng con chữ của tụi nhỏ.

Lớp học 0 đồng mở cửa chào đón học sinh từ 18h-20h các ngày từ thứ 2-7 hằng tuần. Đa phần học sinh tại đây là những đứa trẻ trong độ tuổi tiểu học, không có điều kiện để đến trường chính quy. Lớp học mở ra nhằm giúp tụi nhỏ có cơ hội được biết chữ, học những kỹ năng giao tiếp, rèn luyện đạo đức. 

Chia sẻ với chúng tôi, anh Trí cho biết từ thời sinh viên dưới mái trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM), anh cùng bạn bè đã tham gia nhiều chương trình tình nguyện giúp đỡ các trẻ em ở vùng sâu, vùng xa. Sau khi tốt nghiệp, nhìn thấy những đứa trẻ xung quanh mình không đủ khả năng để đến trường, sống lay lắt mưu sinh cùng ba mẹ, anh Trí nuôi ước mơ mở lớp học tình thương để giúp tụi nhỏ có cơ hội được học chữ. 

Thành lập từ năm 2019, lớp học chính thức hoạt động, chào đón những cô cậu học trò đầu tiên đến lớp. Trước đó, anh đến gõ cửa từng nhà để vận động các phụ huynh, em nhỏ đến tuổi đi học nhưng không đủ điều kiện đến trường để tham gia lớp học tình thương. 

Anh Trí mở lớp học 0 đồng để những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận con chữ. Anh cho biết chỉ có giáo dục mới thay đổi được nhận thức, góp phần tạo nên các thế hệ có ích cho xã hội.

Anh Trí mở lớp học 0 đồng để những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận con chữ. Anh cho biết chỉ có giáo dục mới thay đổi được nhận thức, góp phần tạo nên các thế hệ có ích cho xã hội.

Do học sinh của lớp không cùng độ tuổi nhất định, nên khi đứng trên bục giảng, thầy cô, tình nguyện viên gặp nhiều khó khăn. Song, theo anh Trí bài toán nào khó cũng có cách giải nếu chúng ta đủ kiên nhẫn. “Các em thường xuất thân từ những gia đình mưu sinh bằng công việc lao động chân tay, nên điều kiện kinh tế không dư dả. Do đó, đến trường là ước mơ xa xỉ đối với các em.

Thậm chí, nhiều học sinh chưa được cha mẹ quan tâm đúng cách nên đôi khi có chút bướng bỉnh, quậy phá. Thầy cô và tình nguyện viên cần dành nhiều thời gian để ngồi xuống lắng nghe tâm sự từ các em, hiểu rõ về hoàn cảnh của từng trường hợp. Thông thường, lớp chia thành các nhóm nhỏ để người đứng lớp dễ trao đổi, thảo luận với học sinh. Họ sẽ dùng cách trò chuyện vừa mềm mỏng, nhẹ nhàng nhưng phải cứng rắn, nghiêm khắc đúng chỗ để dạy kiến thức, bài học về đạo đức cho học sinh” - anh Trí tâm sự.

Ban đầu, anh Trí trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy. Gần đây, khi lớp đã đủ giáo viên, anh đứng phía sau hỗ trợ và giữ vai trò kết nối với các mạnh thường quân. Từ đó, khi lớp học có hư tổn về vật chất hay học sinh không may gặp bệnh hiểm nghèo, anh sẽ tìm mọi cách để giúp đỡ.

Ban đầu, anh Trí trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy. Gần đây, khi lớp đã đủ giáo viên, anh đứng phía sau hỗ trợ và giữ vai trò kết nối với các mạnh thường quân. Từ đó, khi lớp học có hư tổn về vật chất hay học sinh không may gặp bệnh hiểm nghèo, anh sẽ tìm mọi cách để giúp đỡ.

Hiện tại, anh Trí làm công tác hỗ trợ quản lý, đưa ra định hướng, mở bài đăng ký cho cộng tác viên, sinh viên có cùng đam mê thiện nguyện có thể đến lớp dạy học, kỹ năng sống cho các em.

Học phí trả bằng nụ cười, đến từng nhà để động viên

Ngoài việc kết nối với mạnh thường quân, anh Trí còn cùng nhóm bạn thân của mình theo đuổi đam mê vẽ, kinh doanh tranh thư pháp. Từ đó, đã giúp anh có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống và tạo nên không gian học tập đầy đủ tiện nghi từ bàn ghế, sách vở, thiết bị điện tử…

Đến nay, anh đang hỗ trợ kết nối cho 5 lớp với số lượng hàng trăm học sinh như: Lớp học tình thương đường số 18 (P.Linh Trung, TP.Thủ Đức); Lớp học tại bệnh viện Nhi đồng 2 và bệnh viện Ung bướu; Lớp học tình thương Ái Linh (P.Tân Phú, TP.Thủ Đức). Anh còn tận dụng mạng xã hội để kết nối, hỗ trợ mái ấm Sunrise tại Kenya (Châu Phi). Trong tương lai, anh Trí mong muốn giúp đỡ nhiều lớp học hơn để các em nhỏ có cơ hội tiếp cận với con chữ.

Không chỉ là nơi học tập, các em nhỏ xem đây như gia đình thứ 2 của mình khi được vui chơi, trò chuyện, thỏa sức sáng tạo thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa.

Không chỉ là nơi học tập, các em nhỏ xem đây như gia đình thứ 2 của mình khi được vui chơi, trò chuyện, thỏa sức sáng tạo thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa.

“Tôi đến các lớp học này để hỏi họ xem cần giúp vấn đề gì. Nếu trong khả năng, tôi sẽ cố gắng hỗ trợ. Ví dụ như lớp thiếu giáo viên, tôi sẽ vận động sinh viên, người có tâm đến dạy, lớp thiếu mặt bằng, tôi liên hệ, tìm mặt bằng để lớp có thể hoạt động…” - anh Trí thông tin thêm.

Mặc dù, có thời gian dài trực tiếp đứng lớp "gieo chữ" nhưng anh Trí khiêm tốn xem đó là việc bình thường, không khó khăn như nhiều người thường nghĩ: “Đối với tôi, việc hỗ trợ duy trì lớp học tình thương giống như việc chúng ta tập thể dục mỗi ngày. Nó không quá khó và tốn nhiều công sức, khi hỗ trợ cộng đồng sẽ giúp chúng ta cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Khi nhìn tụi nhỏ đến lớp vui chơi với bạn bè đồng trang lứa, tiếp thu kiến thức bổ ích cũng làm bản thân tôi hay giáo viên, sinh viên hỗ trợ không còn cảm thấy muộn phiền, mệt mỏi”.

Bên cạnh đội ngũ giáo viên từ các trường học lân cận đến hỗ trợ thì nhiều sinh viên cũng đến trực tiếp giảng dạy kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tại đây.

Bên cạnh đội ngũ giáo viên từ các trường học lân cận đến hỗ trợ thì nhiều sinh viên cũng đến trực tiếp giảng dạy kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tại đây.

Hiện tại, anh Trí vẫn cố gắng nỗ lực từng ngày để kết nối tình nguyện viên đến với lớp học, tìm kiếm những chương trình phù hợp hỗ trợ các em nhỏ. Điều khiến anh buồn nhất là khi vì hoàn cảnh mà tụi nhỏ theo cha mẹ về quê và phải rời lớp học.

Đến nay, lớp học đã sáng đèn suốt 5 năm, trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn và thách thức nhưng anh Trí chưa bao giờ có ý định dừng lại. Ngoài việc dạy kiến thức và kỹ năng sống, anh Trí còn thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa như tham quan công viên, vẽ tranh, văn nghệ… để các em vừa học, vừa chơi sống đúng với lứa tuổi của mình. Hơn hết, nhớ hoạt động như thế giúp học sinh phát huy sự sáng tạo, khai phóng tài năng tiềm ẩn của chính mình. 

Trong tương lai, anh Trí hy vọng sẽ tiếp tục thực hiện vai trò cầu nối với mạnh thường quân trong và ngoài nước để các lớp học được nâng cấp từ cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục. Ngoài ra, anh mong muốn có nhiều học sinh đến lớp hơn, miệt mài sách vở cùng thầy cô và có được những kỷ niệm đẹp với bạn bè đồng trang lứa.

Gặp thầy giáo sáng đi làm công nhân, tối về đứng bục giảng, mở lớp học 0 đồng cho trẻ em nghèo ở Sài Gòn
Thấu hiểu tình cảnh của những đứa trẻ sống xung quanh mình, nhìn tụi nhỏ mê con chữ nhưng lại chẳng có tiền đi học phụ đạo để cải thiện điểm số, anh...

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Theo Tấn Phước
Nguồn: [Tên nguồn]28/12/2024 05:59 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động