Sau khi cưới, anh Kiến Quốc đối xử với chị Trần Lãng rất tốt. Nhưng cuộc hôn nhân nào cũng khó tránh khỏi những lúc cãi vã, xung đột và vợ chồng chị Trần Lãng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Chị Trần Lãng (sinh năm 1986) trong một gia đình bình thường ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Mẹ chị bị câm điếc, nhưng bố là một người đàn ông lạc quan, tích cực, rất yêu thương mẹ chị nên gia đình lúc nào cũng tràn ngập niềm hạnh phúc.
Có lẽ ảnh hưởng từ gia đình nên chị Trần Lãng chưa bao giờ từ bỏ bản thân, chị luôn giữ thái độ lạc quan. Chị tin rằng ông trời đã đóng một cánh cửa của mình thì chắc chắn sẽ mở ra một cánh cửa khác.
Từ nhỏ chị đã rất ngoan ngoãn, giỏi thêu thùa và có lòng giúp đỡ người khác. Mỗi khi dân làng cần thêu một thứ gì đó, chị liền đồng ý không chút do dự. Chính vì vừa xinh đẹp vừa tốt bụng lại khéo tay nên dù câm điếc bẩm sinh thì chị Trần Lãng vẫn được khá nhiều chàng trai trong làng theo đuổi. Tuy nhiên, trong lòng chị chỉ có mình anh Kim Kiến Quốc.
Chị Trần Lãng bị câm điếc bẩm sinh nhưng khi lớn lên có không ít người theo đuổi.
Anh Quốc và chị Trần Lãng là bạn từ thuở nhỏ. Lần đầu tiên gặp Trần Lãng, anh Kiến Quốc đã bị thu hút sâu sắc bởi tính cách mạnh mẽ, lạc quan của chị. Thậm chí, anh còn tự học ngôn ngữ ký hiệu để trò chuyện với chị.
Mặc cho ai nói ngả nói nghiêng, anh Kiến Quốc vẫn không để tâm, chỉ một lòng với Trần Lãng. Cứ như vậy, tình cảm giữa hai người ngày càng bền chặt và cuối cùng tiến đến hôn nhân với sự chúc phúc của người thân, bạn bè.
Sau khi cưới, anh Kiến Quốc đối xử với chị Trần Lãng rất tốt. Nhưng cuộc hôn nhân nào cũng khó tránh khỏi những lúc cãi vã, xung đột và vợ chồng chị Trần Lãng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Vào một buổi tối, hai vợ chồng đang ngồi xem TV trong phòng khách thì đột nhiên một cuộc điện thoại đã phá vỡ sự yên tĩnh giữa hai người. Hóa ra, bạn của anh Kiến Quốc rủ anh ra ngoài chơi mạt chược.
Không muốn chồng đi, chị Trần Lãng xua tay tỏ ý không đồng ý. Nhưng anh Kiến Quốc đã đồng ý với bạn qua điện thoại, không muốn phá hỏng cuộc vui nên anh đã mặc kệ vợ, đứng dậy mặc áo khoác chuẩn bị ra ngoài.
Nhưng ngay khi anh nắm lấy tay nắm cửa, hai từ “không được” vang lên từ phía vợ làm anh ngạc nhiên. Anh Kiến Quốc vô cùng kinh ngạc vì giọng nói xa lạ này, lập tức quay lại nhìn vợ bằng ánh mắt hoài nghi. Không thể tin nổi, anh đến bên cạnh vợ hỏi: “Vừa rồi có phải là em nói không?”.
Chị Trần Lãng và anh Kiến Quốc là bạn từ thuở nhỏ, sau này hai người đã kết hôn.
Trần Lãng liên tục xua tay, lắc đầu. Nhưng để xác nhận vừa rồi mình không bị ảo giác, anh Kiến Quốc đã yêu cầu vợ nói lại một lần nữa, bởi rất có thể chị bị khiếm thính nên không thể nghe được giọng nói của mình. Quả đúng như vậy, chị Trần Lãng đã nói được.
Ngày hôm sau, anh Kiến Quốc đưa chị Trần Lãng đi khám bác sĩ, vì anh tin rằng vợ mình có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, dù đã đi khám nhiều nơi nhưng vẫn không có kết quả.
Cuối cùng, tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam, giám đốc bệnh viện đã đưa ra lời giải thích thuyết phục và khoa học cho trường hợp của chị Trần Lãng. Ông nói, vì Trần Lãng từ nhỏ sống với người mẹ câm điếc, chịu ảnh hưởng của môi trường này nên chị mới chưa bao giờ học nói. Nếu hàng ngày anh Kiến Quốc chịu khó giao tiếp với vợ, rất có thể chị sẽ nói được.
Từ ngày đó trở đi, anh Kiến Quốc thường xuyên nói chuyện với vợ bằng miệng thay vì ngôn ngữ ký hiệu như trước. Ngoài ra, anh còn mua cho vợ một chiếc máy trợ thính, mua rất nhiều tài liệu dạy nói, mỗi ngày đều đọc sách rồi dạy vợ học cách phát âm.
Với sự kiên nhẫn của chồng, giờ đây chị Trần Lãng đã có thể nói được. Tuy chị nói bị ngọng, nhưng ít ra đã có thể giao tiếp bình thường với gia đình.
Trần Lãng cứ ngỡ rằng, cuộc sống của mình sẽ chìm trong im lặng mãi mãi, chị sẽ không bao giờ nghe được và nói được. Nhưng may mắn thay, chị đã gặp được một người đàn ông yêu mình, hiểu mình và trân trọng mình nên đã thay đổi được cuộc đời.