Cẩm nang về những căn bệnh lây qua đường tình dục (P2)

Ngày 24/12/2015 15:30 PM (GMT+7)

Tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm STD nếu một trong số các đối tác của bạn có bệnh.

Cẩm nang về những căn bệnh lây qua đường tình dục (P1)

5. Herpes sinh dục

Đây là một bệnh nhiễm virus rất dễ lây gây ra do một loại virus được gọi là virus herpes simplex (HSV). Các nhiễm trùng thường lây lan qua quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hay hậu môn với người đã có bệnh. Giống như các bệnh STDs khác các dấu hiệu và triệu chứng của herpes sinh dục thường không được chú ý do rất nhẹ ở giai đoạn đầu. Nhiễm trùng này có thể xảy ra với cả nam giới và phụ nữ ở bộ phận sinh dục. Khi các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng xuất hiện sẽ gây đau đớn lâu dài cho người bệnh.

Các triệu chứng của herpes sinh dục

- Mụn thịt nhỏ, mụn nước hoặc vết thương hở xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn và các khu vực xung quanh.

- Có thể có đau hoặc ngứa quanh bộ phận sinh dục, mông và đùi.

- Sau một thời gian các vết loét có thể bị vỡ và chảy máu.

- Ở phụ nữ, vết loét có thể vỡ ở vùng âm đạo, cơ quan sinh dục ngoài, mông, hậu môn hay cổ tử cung.

- Ở nam giới, vết loét có thể xuất hiện trên dương vật, bìu, mông, hậu môn hoặc đùi, hoặc bên trong niệu đạo, ống từ bàng quang qua dương vật.

- Các vết loét thậm chí có thể xảy ra trong miệng và da.

- Những vết loét có thể gây đau đớn mỗi khi đi tiểu.

Chẩn đoán và điều trị

Thường thì các triệu chứng xuất hiện trên bộ phận sinh dục có thể giúp các bác sĩ có được chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp chưa chắc chắn, mẫu bệnh phẩm từ các vết loét hoặc vết thương hở có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra sự nhiễm trùng. Herpes sinh dục không có thuốc chữa. Mặc dù một số loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn các triệu chứng nhưng chúng không đảm bảo chữa khỏi hoàn toàn. Virus lây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh và có khả năng tái phát khi có dịp.

Cẩm nang về những căn bệnh lây qua đường tình dục (P2) - 1

(Ảnh minh họa)

6. Mụn cóc sinh dục

Đây lại là một hình thức rất phổ biến và dễ lây bệnh qua đường tình dục được gây ra bởi virus HPV. Thông thường, mụn cóc có thể không có triệu chứng trong thời gian đầu. Bệnh lây nhiễm sang các khu vực thuộc bộ phận sinh dục của cả đàn ông và phụ nữ.

Các triệu chứng của mụn cóc sinh dục

- Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục có thể phát triển trên âm hộ, các vách của âm đạo, khu vực giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn, cổ tử cung.

- Ở nam giới, chúng có thể xảy ra trên đầu hoặc trục của dương vật, bìu, hoặc hậu môn.

- Mụn cóc sinh dục cũng có thể phát triển trong miệng hay cổ họng của một người đã có quan hệ tình dục bằng miệng với người có bệnh.

- Khi các mụn cóc xuất hiện, đồng thời sẽ có những vết sưng màu da hoặc màu xám nhỏ ở khu vực bộ phận sinh dục của bạn.

- Ngứa hoặc khó chịu ở bộ phận sinh dục.

- Chảy máu khi giao hợp

Chẩn đoán và điều trị

Có những lựa chọn điều trị khác nhau có sẵn để loại bỏ và điều trị mụn cóc. Tuy nhiên ngay cả khi mụn cóc đã biến mất, chúng vẫn có thể trở lại trong tương lai bởi vì việc điều trị có thể loại bỏ sự xuất hiện của các mụn cóc nhưng không phải là virus trong cơ thể. Vì vậy, điều cần thiết là nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có thể có phương án thích hợp và lâu dài.

7. Bệnh giang mai

Đây cũng là một hình thức mạnh của STDs, nó không chỉ ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục mà còn là da, màng nhầy và cũng phần khác của cơ thể, như não hoặc tim. Nó lây lan qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hay miệng. Triệu chứng bệnh giang mai có thể xảy ra trong bốn giai đoạn.

Cẩm nang về những căn bệnh lây qua đường tình dục (P2) - 2

(Ảnh minh họa)

Giang mai bẩm sinh xảy ra khi một người phụ nữ mang thai nhiễm bệnh truyền sang con trong khi sinh nở. Vì vậy điều trị bệnh là bắt buộc đối với một người phụ nữ nhiễm bệnh trước khi dự định có thai.

Các triệu chứng của bệnh giang mai

- Giai đoạn thứ nhất: Các triệu chứng chính của giai đoạn này là sự hiện diện của các cơn đau nhỏ trên một phần của cơ thể, nơi nhiễm trùng đã được truyền đi, thường là bộ phận sinh dục, hậu môn, lưỡi hoặc môi cùng với sự mở rộng của các hạch bạch huyết. Mặc dù những triệu chứng này biến mất mà không cần điều trị nhưng nguy cơ bệnh tiềm ẩn vẫn còn đó.

- Giai đoạn thứ hai: Các triệu chứng hiện thân sau 10 ngày kể từ ngày các vết loét đã xuất hiện, vết loét kích thước nhỏ,  màu đỏ hoặc nâu đỏ tại bất kỳ khu vực nào của cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân; sốt, mệt mỏi và một cảm giác mơ hồ khó chịu đi kèm với đau nhức. Những dấu hiệu này cũng sẽ biến mất trong vòng một vài tuần , thậm chí vắng mặt trong một năm.

- Giai đoạn tiềm tàng: Giai đoạn tiềm ẩn của tình trạng này là giai đoạn sau giai đoạn thứ hai. Đây là giai đoạn im lặng và người bị bệnh không cảm nhận được triệu chứng của bệnh như không có gì thật sự xảy ra.

- Giai đoạn cuối: Người ta có thể đạt đến giai đoạn này nếu các triệu chứng trước đó đã được bỏ qua và điều trị đã bị trì hoãn. Các triệu chứng cấp ba thường đánh dấu các vấn đề về thần kinh như đột quỵ và nhiễm trùng bên cạnh viêm màng bao quanh não và tủy sống (viêm màng não). Nó cũng có thể làm gia tăng sự phối hợp kém giữa các cơ, tê liệt, điếc hoặc có vấn đề thị giác, mất trí nhớ, vấn đề về tim mạch do căn bệnh này có thể làm gia tăng sự căng phồng dẫn tới viêm động mạch chủ và các mạch máu khác. Bệnh giang mai cũng có thể gây bệnh van tim, chẳng hạn như vấn đề về van động mạch chủ.

Chẩn đoán và điều trị

Giang mai có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh có hiệu quả. Nhưng nếu bệnh này đã trải qua giai đoạn thứ ba, can thiệp phẫu thuật có thể là cần thiết để điều trị các biến chứng của tình trạng này. Mặc dù việc điều trị không thể hoàn tác các thiệt hại mà virus đã gây ra trên cơ thể người. Bên cạnh đó bệnh nhân vẫn có khả năng bị nhiễm trùng trở lại trong tương lai.

8. Viêm gan siêu vi

Viêm gan siêu vi liên quan đến một tình trạng nhiễm virus gây viêm gan và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Chúng ta có nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi A, B và C trong quan hệ tình dục cũng như virus có thể lây truyền từ người bệnh sang người khác qua máu hoặc chất dịch khác của cơ thể. Bên cạnh đó, lây nhiễm viêm gan cũng có thể do tiêm, truyền máu, thói quen vệ sinh xấu v.v…

Các triệu chứng của bệnh viêm gan

Các triệu chứng viêm gan A, B hoặc C xuất hiện tương tự mạnh và đe dọa tính mạng hơn là 2 chủng B và C. Trong trường hợp viêm gan B, các triệu chứng xuất hiện là mãn tính và có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn của gan nếu điều trị chậm trễ hoặc bỏ qua. Với viêm gan C phát hiện muộn hoặc chẩn đoán sai có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc thậm chí ung thư gan. Các triệu chứng mà ta có thể gặp phải do nhiễm viêm gan siêu vi là:

- Khó thở

- Triệu chứng giống cúm

- Buồn nôn,

- Nôn mửa,

- Bệnh tiêu chảy

- Sụt cân

- Vàng da được đánh dấu bằng màu vàng trong các khu vực màu trắng của mắt với nước tiểu màu nhạt và phân.

Chẩn đoán và điều trị

Không có điều trị đặc hiệu đối với virus viêm gan A, mặc dù có chủng ngừa có sẵn. Hầu hết mọi người chống lại virus một cách tự nhiên hoặc với sự giúp đỡ của thuốc kháng virus theo quy định, nhắc lại trong một vài tháng. Các bác sĩ sẽ tư vấn tránh các đồ ăn như rượu và chất béo vì chúng có thể gây hại cho gan và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.

Cẩm nang về những căn bệnh lây qua đường tình dục (P2) - 3

(Ảnh minh họa)

Trong trường hợp của một bệnh nhiễm viêm gan B có thể được giúp đỡ y tế theo hình thức điều chỉnh để thay đổi lối sống, vệ sinh và các loại thuốc cần thiết để chống lại nhiễm trùng. Thuốc kháng virus được áp dụng với những người có các triệu chứng mãn tính để giúp ngăn ngừa tổn thương gan hơn nữa. Các loại thuốc này có thể được tiêm hoặc cho ở dạng thuốc viên. Tiêm chủng viêm gan B được đưa ra với hình thức tiêm trong khoảng thời gian ba tháng hoặc sáu tháng.

Không có vắc xin để ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan C, mặc dù các loại thuốc như thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị các triệu chứng của tình trạng này. Ngay cả với sự phát triển trong lĩnh vực khoa học và y tỷ lệ thành công của điều trị như vậy là rất thấp. Bởi vậy, chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất trong trường hợp này.

Phòng ngừa

Mặc dù không phải tất cả các bệnh STDs đều làm thay đổi cuộc sống hoặc đe dọa tính mạng bệnh nhân, vẫn cần thiết có sự chủ động để ngăn chặn sự xuất hiện của một STD. Dưới đây là những gì bạn có thể làm để phòng ngừa STDs

Quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ và chú trọng chăm sóc nha khoa nếu có thời gian quan hệ tình dục bằng miệng.

Tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm STD nếu một trong số các đối tác của bạn có bệnh.

Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm bệnh và đang được điều trị, hãy nói chuyện với đối tác của bạn và tìm một liệu pháp tình dục hợp lí để không gây lây nhiễm cho nhau.

Không bao giờ được chủ quan trong điều trị bệnh. Hãy nhớ rằng nếu bạn đã bị nhiễm một loại STD, nguy cơ nhiễm STD tiếp theo là rất cao. Vì vậy, nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để được phát hiện và điều trị sớm đồng thời làm theo hướng dẫn thích hợp.

Duy trì vệ sinh đúng cách và vệ sinh môi trường. Điều này là cần thiết để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh từ bộ phận sinh dục đến các bộ phận khác của cơ thể ở người bị nhiễm bệnh.

Navy (Theo Health)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tình dục ở nữ giới