Việc lựa chọn đồ ăn sáng tùy vào sở thích, điều kiện của mỗi người, tuy nhiên để thực hiện việc ăn sáng khoa học và đủ dinh dưỡng lại không hề đơn giản.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam
Ông thường xuyên tham gia các tọa đàm lớn về dinh dưỡng,...
Người Việt ăn sáng chưa thật khoa học
Ăn sáng là việc làm tưởng như rất đơn giản nhưng thực tế việc thực hành ăn sáng như thế nào để đảm bảo khoa học, đầy đủ dinh dưỡng lại là một câu chuyện khác.
TS.BS Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, nhìn một cách tổng thể, hiện nay đa số mọi người ăn sáng chưa thật sự khoa học và hợp lý. “Khi chúng ta đã gọi là bữa ăn (bữa sáng) thì điều quan trọng nhất là ăn khoa học và hợp lý. Đó phải là bữa ăn cân đối giữa các món. Tuy nhiên, bữa sáng của rất nhiều người chưa có sự cân đối đó”, TS Từ Ngữ cho hay.
Theo chuyên gia, lựa chọn ăn sáng của nhiều người hiện nay chủ yếu dựa vào điều kiện kinh tế, tính chất công việc và sở thích. Chẳng hạn, dân văn phòng, học sinh họ có thể ăn nhẹ nhàng bằng chiếc bánh mỳ hoặc bún, phở… Còn dân lao động thì thường ăn sáng bằng gói (bát) xôi, cơm nắm…
Lấy ví dụ cụ thể về xôi và bún, TS Từ Ngữ cho rằng rõ ràng dù lựa chọn món nào cho bữa sáng thì vẫn không có sự cân đối về các chất. Với xôi xéo là món mọi người hay ăn, dù cũng đủ các thành phần như protein, lipit từ đậu xanh, mỡ và hành phi nhưng số lượng lại rất ít, thành phần nhiều nhất là gluxit. Còn với bún như bún chả, bún cá thì rõ ràng về mặt chất lượng là tốt hơn, vì nhiều chất hơn và có nhiều protein hơn xôi, nhưng lượng chất xơ, vitamin lại rất hạn chế vì ít rau.
Một bát bún phở tuy có đủ các chất nhưng chưa cân đối và đó không được gọi là bữa ăn khoa học. (Ảnh minh họa)
“Nếu so sánh về mặt chất lượng thì việc ăn một bát bún sẽ cân đối hơn ăn một gói xôi, điều đó cũng dễ hiểu vì chi phí cao hơn. Tuy nhiên, nếu đảm bảo no bụng thì bún không thể ăn no bằng xôi được. Đó là lý do dân lao động chọn ăn xôi buổi sáng, còn dân văn phòng chọn ăn bún, phở”, TS Từ Ngữ phân tích.
Lời khuyên của TS Từ Ngữ về vấn đề ăn sáng là không được bỏ bữa, bữa ăn phải có thành phần tinh bột (gluxit) và lưu ý nên bổ sung thêm lượng rau xanh nhiều hơn dù lựa chọn món ăn gì.
“Một bữa ăn hợp lý, kể cả về mặt sinh lý con người, kinh tế, môi trường, văn hóa… thì thông thường lượng protein chỉ nên chiếm 13-15%. Lượng lipid thì tùy theo môi trường sống là nóng hay lạnh, nhưng nó chiếm khoảng 25-30%. Còn 50% còn lại sẽ là gluxit. Tuy nhiên, khi ăn cần đa dạng, cân đối các chất, còn nếu bữa này ăn nguyên cơm, bữa sau ăn nguyên thịt thì dù tổng số lượng một ngày vẫn đủ, nhưng không được coi là bữa ăn khoa học”, TS Từ Ngữ khuyên.
Một gói xôi về mặt dinh dưỡng không đủ chất bằng bát bún nhưng cung cấp nhiều năng lượng hơn. (Ảnh minh họa)
Tinh bột rất quan trọng, cần ăn đủ mỗi ngày kể cả bữa sáng
Qua phân tích trên có thể thấy, lượng tinh bột nạp vào cơ thể có vai trò rất quan trọng, chiếm tới 50% thành phần bữa ăn. Trong thực tế hiện nay, có không ít người đang giảm lượng tinh bột trong các bữa ăn hàng ngày với mục đích giảm cân, nhất là vào bữa sáng. Các chuyên gia cho rằng, điều này nguy hiểm và không nên áp dụng.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, chế độ ăn của con người được cung cấp và cân đối từ 3 chất sinh nhiệt: Chất bột đường, chất đạm và chất béo. Nếu cắt giảm toàn bộ nguồn tinh bột từ các loại thực phẩm thì cơ thể sẽ mất đi một nguồn năng lượng lớn. Hiện nay, theo khuyến nghị, chất bột đường nên cung cấp 45-60% năng lượng/ngày cho người một người trưởng thành bình thường. Vì thế, việc cắt hoặc giảm nguồn bột đường trong các bữa ăn là phản khoa học.
Theo bác sĩ Hưng, với những người không được cung cấp đầy đủ bột đường, thường xảy ra tình trạng choáng váng, đầu óc không tỉnh táo dù có ăn hoa quả hay lượng chất xơ nhất định. Đặc biệt, trong cơ thể, một số tế bào như hồng cầu, tế bào não sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chế độ ăn thiết tinh bột, vì đây là cơ quan chỉ sử dụng đường làm năng lượng hoạt động.
Cụ thể, tinh bột giúp cung cấp những chất tham gia cấu trúc tế bào như: Glucose, ribose, galactose… giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, hồng cầu… Tinh bột cũng có vai trò trong kích thích nhu động ruột nhờ cung cấp nguồn chất xơ của cơ thể.
BS Hưng cho rằng, để xác định chính xác lượng tinh bột cho một người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, tình trạng bệnh tật đi kèm. Cụ thể, với một người có cân nặng trong giới hạn bình thường, mức độ lao động nhẹ thì có thể chỉ cần ăn mỗi bữa một bát cơm là có thể cung cấp đủ nhu cầu tinh bột cho cơ thể.
Tin liên quan
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định hàng loạt trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế. Đó là những trường hợp nào?
Tin bài cùng chủ đề Các món ăn sáng
Bữa sáng mà được thưởng thức món bánh mì ăn kèm bò kho đậm đà, mềm thơm, nước sốt sánh quyện lại nóng hổi thì còn gì bằng nhỉ.