Trước thông tin một số trẻ mắc và ghi nhận một trường hợp tử vong vì nhiễm bệnh Whitmore, nhiều phụ huynh lo lắng liệu bệnh này có lây qua đường hô hấp. TS.BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM sẽ giải đáp vấn đề này.
Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM
Chào bác sĩ!
Thời gian gần đây xuất hiện một số trẻ bị nhiễm vi khuẩn Whitmore, hay mọi người vẫn gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”. Mới nhất đã có một trường hợp tử vong khiến tôi rất lo lắng, vì nhà tôi có 2 con nhỏ.
Trước đây tôi cứ nghĩ loại vi khuẩn này chỉ mắc ở người lớn, những người làm ruộng hoặc tiếp xúc với đất cát thường xuyên. Tuy nhiên, việc có cả trẻ nhiễm vi khuẩn thì liệu có phải bệnh lây qua không khí, hô hấp không thưa bác sĩ?
Triệu chứng điển hình khi mắc bệnh là như thế nào và khi nào cần đi khám ạ. Trường hợp nhầm lẫn với các bệnh khác thì có gây nguy hiểm với sức khỏe, tính mạng, nhất là trẻ nhỏ không?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Trước hết mọi người không nên quá hoang mang khi nghe tin có trẻ mắc, tử vong do bệnh Whitmore. Thực tế, đây không phải là bệnh mới, mà đã xuất hiện và được y học biết tới từ lâu. Bệnh có tên Whitmore (hay bệnh melioidosis) và do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Dù đã có ca trẻ nhỏ mắc bệnh nhưng nhìn một cách tổng thể thì bệnh hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em.
Phải khẳng định chắc chắn một điều rằng, bệnh không lây qua đường hô hấp. Bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da trầy xước là chính. Vi khuẩn từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hay áp xe hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử.
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei thường có trong đất và nước không sạch, bệnh không lây từ người sang người nên đừng hoang mang, kỳ thị người nhiễm bệnh. Với trường hợp sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ, lao động an toàn, có đồ bảo hộ thì nguy cơ nhiễm bệnh dường như không có.
Bệnh Whitmore nhiễm từ đất, nước bị ô nhiễm, không lây từ người sang người. Ảnh minh họa.
Người bị nhiễm vi khuẩn thường có triệu chứng cấp tính như sốt, suy hô hấp, co giật hoặc viêm phổi kéo dài, sốt kéo dài, loét hoại tử ở một hay nhiều vùng da trên người.
Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng. Trong khâu điều trị, điều quan trọng là người thầy thuốc cần nghĩ đến trường hợp mắc bệnh này, chỉ định các xét nghiệm xác định, từ đó mới điều trị đúng kháng sinh và mang lại hiệu quả. Ngoài ra, thời gian điều trị bệnh này cũng khá lâu và nguy cơ mắc lại hoàn toàn có thể xảy ra.
Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
- Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi ô nhiễm.
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
- Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch… cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám, phát hiện và điều trị kịp thời.
|
Tin liên quan
Một phụ nữ ở Đắk Lắk bị đau bụng dữ dội đã được điều trị nhưng không hết. Sau khi nhập viện kiểm tra, người này được chẩn đoán mắc “vi khuẩn...
Việc ăn uống và sinh hoạt cân bằng trong dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa không bị đảo lộn nhịp sinh học của...
Sự thật ít ngờ về vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore, triệu chứng và cách phòng bệnh ai cũng cần biết
Sau khi trên mạng xã hội chia sẻ nhiều về loại vi khuẩn “ăn thịt người” có tên Whitmore, các chuyên gia đã lên tiếng và khẳng định đang có...
Theo người nhà bệnh nhân, nữ sinh khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, kèm sưng, đau vùng mang tai 2 bên.
Tin bài cùng chủ đề Bệnh Whitmore
Hải Dương - Người đàn ông 60 tuổi sốt rét, đến 2 viện khám nhưng không tìm được căn nguyên, lần thứ 3 mới phát hiện mắc vi khuẩn Whitmore, tiên lượng nặng.