Dù là loại quả rất phổ biến ở Việt Nam, giàu vitamin C hơn cả cam và còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, thế nhưng khi nghe tên ai cũng “lắc đầu, lè lưỡi” chẳng dám dùng nhiều.
BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ sinh ngày 20/9/1963, tại Vĩnh Long. Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II Y học cổ truyền năm 2005.
Hiện bác sĩ là: Giảng...
Nói đến vitamin C, mọi người thường nghĩ ngay đến các loại quả thuộc họ có múi như cam, chanh, bưởi. Thực tế, những loại quả này rất giàu vitamin, nhất là cam và chanh, đều được sử dụng nhiều trong thời tiết nắng nóng và đây cũng là các loại quả được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Thế nhưng, một loại quả giàu vitamin gấp 4 lần cam, có nhan nhản ngoài chợ nhưng khi được nhắc tới vì nhiều người "sợ", không dám sử dụng. Đó chính là quả ớt. Đây là loại quả quá quen thuộc, xuất hiện quanh năm và có giá rất rẻ, thế nhưng thứ quả có màu sắc bắt mắt này lại kén người dùng.
Ớt đa số chỉ được sử dụng để làm gia vị trong các món ăn, rất ít ai dùng ớt như một loại hoa quả hay rau củ hàng ngày, cho dù ớt rất giàu vitamin C và có hàng loạt công dụng khác với sức khỏe.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Bệnh viện Y dược TP HCM cơ sở 3) cho biết, theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, tính nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...).
Trong y học cổ truyền và y học hiện đại, quả ớt có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của ớt. Theo đó, trong ớt có chứa một số hoạt chất tốt cho cơ thể nếu biết sử dụng đúng cách. Đáng chú ý nhất là hoạt chất capsaicin - đây là chất gây đỏ da, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%.
“Một điều lý thú là capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất Endorphin, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư”, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho hay.
Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn. Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten...
Trong số các vitamin có trong ớt, đáng chú ý nhất là vitamin C với hàm lượng rất cao, vượt trội hơn hẳn so với những loại quả lâu nay nhiều người mặc định là giàu loại vitamin này như cam và chanh. Theo đó, 100g cam chứa 41,2mg vitamin C, còn trong 100g chanh tươi có 34mg vitamin C. Trong khi đó, 100g ớt tươi chứa 144mg vitamin C, gấp hơn 3,5 lần so với cam và chanh.
Để tận dụng nguồn vitamin C từ ớt, mọi người có thể sử dụng các loại ớt chuông, ớt chua ngọt. (Ảnh minh họa)
Trong thực tế, ít ai có thể sử dụng 100g ớt tươi (loại ớt cay) một lúc, tuy nhiên hiện có rất nhiều loại ớt trên thị trường, vì thế bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ khuyên mọi người có thể sử dụng các loại ớt ngọt, ớt chuông trong chế biến thực phẩm giúp bổ sung vitamin C rất tốt.
Ngoài việc dùng làm thực phẩm và gia vị, quả ớt còn được nhân dân sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ lâu đời. Trong kho tàng y học dân gian, có không ít bài thuốc quý trong đó có ớt.
Tham khảo một số bài thuốc có vị ớt được bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ tư vấn:
- Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.
- Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.
- Chữa ăn uống chậm tiêu: Ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày.
- Chữa đau dạ dày do lạnh: ớt trái 1-2 quả, nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần.
- Chữa viêm khớp mãn tính: Ớt trái 1-2 quả; Dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa bệnh chàm (eczema): Lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.
- Chữa tai biến mạch máu não: Lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.
- Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.
- Chữa bệnh vẩy nến: Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.
- Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.
- Chữa mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.
- Chữa khản cổ: Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).
Tin liên quan
Bơ được ghi danh trong Kỷ lục Guiness Thế giới với danh xưng trái cây giàu năng lượng nhất và nó cũng có tới 25 chất dinh dưỡng khác nhau.
Dù được rất nhiều người yêu thích, song dâu tây, cải bó xôi, cải xoăn,... lại nằm trong danh sách 12 loại rau củ, trái cây có chứa dư lượng...
Loại quả mọc dại ở vùng miền núi, hương vị thơm ngon, có tác dụng đặc biệt trong việc trị ho.
Trà mãng cầu là sự kết hợp của trà và quả mãng cầu xiêm, loại quả dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm
Dù là loại gia vị quen thuộc, thậm chí khiến nhiều gia đình bị “nghiện” nhưng nếu lạm dụng quá nhiều, chúng có thể gây hại cho sức khỏe.