Bệnh tiểu đường có chữa khỏi hẳn được không? Mẹ tôi nằng nặc đòi mua "thần dược trị tiểu đường", có nên chiều theo?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 23/02/2023 08:11 AM (GMT+7)

Hiện rất những quảng cáo chữa bệnh tiểu đường khiến nhiều người không biết nên tin hay không? TS.BS Lê Quang Toàn - Trưởng khoa Đái tháo đường (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) sẽ giải đáp về vấn đề này.

Minh Thúy (Thái Bình) (hoangminhthuy***@gmail.com)

Chào bác sĩ!
Hiện nay tôi thấy trên rất nhiều trang mạng xã hội, thậm chí có nhiều người nổi tiếng quảng cáo các loại thuốc điều trị tiểu đường. Ở nhiều vùng nông thôn, người bán thuốc còn len lỏi về giới thiệu với những lời có cánh như “thuốc do trung ương sản xuất”, “thuốc điều trị khỏi hoàn toàn tiểu đường”, “thuốc điều trị không dùng thuốc tây, không insulin”…

Mẹ tôi đã ngoài 60 tuổi, đi khám bác sĩ nói bắt đầu có dấu hiệu mắc tiểu đường với chỉ số là 7.5 mmol/L. Tuy nhiên, bác sĩ khám vẫn tư vấn chưa nên dùng thuốc mà hãy thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt sau đó khám lại để có đánh giá chính xác nhất.

Tuy nhiên, khi nghe những lời quảng cáo, mẹ tôi có đề nghị các con mua thuốc điều trị khỏi hoàn toàn tiểu đường. Nếu không mua mẹ tôi sẽ đặt trên mạng vì cho rằng, thuốc đó tốt, không dùng thuốc tây nên không ảnh hưởng sức khỏe.

Xin bác sĩ tư vấn giúp, hiện tiểu đường có chữa khỏi được hoàn toàn như quảng cáo không? Và làm sao để kiểm soát được tiểu đường hiệu quả?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi hẳn được không? Mẹ tôi nằng nặc đòi mua amp;#34;thần dược trị tiểu đườngamp;#34;, có nên chiều theo? - 1
TS. BS Lê Quang Toàn

Hiện nay, có rất nhiều trang mạng sử dụng hình ảnh các bệnh viện lớn, trong đó có BV Nội tiết Trung ương để quảng cáo với những nội dung như bạn chia sẻ ở trên. Tôi phải khẳng định, nội dung quảng cáo trên là không đúng sự thật.

Bệnh tiểu đường hay y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Mắc bệnh đái tháo đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân gây nên. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm ra phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường như một số tổ chức, cá nhân đang quảng cáo.

Ở giai đoạn đầu bệnh còn nhẹ, sử dụng một số loại thuốc đông y có thể giúp giảm đường huyết. Khi người bệnh đến khám ở các phòng mạch và cơ sở khám chữa bệnh thì thấy đường huyết ở ngưỡng bình thường và nghĩ rằng đã điều trị bệnh khỏi hẳn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng.

Người bệnh có lượng đường trong máu bình thường là do sử dụng thuốc - không phải vì bệnh đái tháo đường đã biến mất. Khi đó, họ cần tiếp tục sử dụng thuốc kết hợp với luyện tập và ăn uống hợp lý, nếu không glucose máu sẽ tăng trở lại.

Các loại thuốc quảng cáo trên mạng xã hội sẽ không thể điều trị khỏi hoàn toàn được đái tháo đường.

Các loại thuốc quảng cáo trên mạng xã hội sẽ không thể điều trị khỏi hoàn toàn được đái tháo đường. 

Với người mắc bệnh đái tháo đường, các tế bào tuyến tụy suy giảm chức năng dẫn đến giảm tiết insulin hoặc lượng hormone này không được sử dụng hiệu quả. Trong đó insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, vận chuyển đường vào trong tế bào sinh năng lượng. Kết quả của sự thiếu hụt insulin là lượng đường trong máu tăng cao. Chức năng tuyến tụy sẽ suy giảm theo thời gian, đến một lúc nào đó người bệnh tiểu đường dùng thuốc mà không thể đáp ứng mà phải tiêm insulin. Đây là bằng chứng cho thấy bệnh đái tháo đường vẫn chưa thể khỏi.

Về cách kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả, tôi xin có một vài tư vấn như sau:

- Sử dụng thuốc hạ đường huyết thường xuyên: Nếu bạn đã được kê toa thuốc hạ đường huyết, bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định và tái khám định kỳ để được điều chỉnh liều lượng nếu cần.

- Kiểm soát chế độ ăn: Bạn ăn gì, uống gì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ đường máu. Do đó, chế độ ăn nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột, bánh kẹo ngọt, nước uống có gas… nên ăn nhiều rau xanh, các loại quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt…

- Tập thể dục thường xuyên: Ngồi nhiều, ít vận động làm tăng kháng insulin, khiến đường máu sẽ khó ổn định. Do đó, bạn nên cố gắng luyện tập hàng ngày như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, chơi cầu lông, bơi lội… để làm giảm đường huyết.

Mọi thắc mắc của bạn độc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý đọc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Cô gái bị tiểu đường vì một thói quen gặp ở nhiều người trẻ
Tại Việt Nam, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trong số các bệnh không lây nhiễm, sau tim mạch và ung thư. Nhiều người quan niệm đây là căn bệnh chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà ít biết răng một số thói quen xấu thường gặp lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người trẻ.

Sống khỏe

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tiểu đường..