Hai con gái nhóm máu B, con trai út nhóm máu A, người bố chết lặng trước lời phán: "Khỏi xét nghiệm ADN, vợ anh có vấn đề"

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 11/05/2023 14:01 PM (GMT+7)

Sau khi đa con đi viện và phát hiện trẻ có nhóm máu khác của cả bố và mẹ, người chồng mất ăn, mất ngủ suy nghĩ liệu có cần phải đi xét nghiệm ADN. Đại tá Hà Quốc Khanh, chuyên gia về xét nghiệm gen và di truyền sẽ giải đáp vấn đề này.

Minh Trí (Hà Nội) (trinmt***@gmail.com)

Tôi và vợ kết hôn được gần 10 năm và có 3 con, hai gái, một trai. Bé trai út mới 3 tuổi. Từ trước đến nay gia đình tôi rất hạnh phúc, yêu thương nhau và đến giờ vẫn vậy, dù trong đầu tôi đang suy nghĩ rất nhiều.

Cách đây 4 tháng, con trai tôi bị ốm, sau đó phải nhập viện điều trị vì bị viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã lấy máu nhiều lần để kiểm tra các chỉ số. Với tôi đó là chuyện rất bình thường và nên thực hiện.

Sau gần 2 tuần con tôi khỏi bệnh và xuất viện. Tôi mừng vì con không sao, vợ chồng tôi cũng đỡ vất vả ngày đêm thay nhau ở viện. Cầm kết quả về nhà, tôi kiểm tra lại và phát hiện điểm khá bất thường: Nhóm máu của con trai tôi là nhóm máu A. Trong khi, hai vợ chồng tôi làm cùng công ty, hàng năm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra nhóm máu thì cả hai đều nhóm máu B.

Kể từ khi con trai tôi ở viện về nhà được 3 tuần, hai con gái tôi lại bị sốt, người nổi mẩn. Tôi lo các con bị sốt xuất huyết nên gọi dịch vụ lấy máu tại nhà để xét nghiệm, đồng thời âm thầm kiểm tra nhóm máu của hai con gái. Kết quả cho âm tính với sốt xuất huyết, nhóm máu của cả 2 con gái là nhóm máu B, giống nhóm máu của tôi và vợ tôi. Điều này càng làm tôi nghi ngờ về nhóm máu khác biệt của con trai mình.

Tôi có kể câu chuyện này với một người bạn thân, đang là bác sĩ tại một bệnh viện lớn. Nghe xong câu chuyện, người bạn nhìn tôi với ánh mắt rất nghi ngờ. Gặng mãi anh ấy mới nói rằng: “Bạn nên đi xét nghiệm ADN cho chắc. Còn theo quan điểm của tôi thì vợ bạn có vấn đề”.

Kể từ cuộc gặp đó đến nay đã gần 1 tháng trôi qua, tôi chưa nói chuyện gì với vợ về vấn đề con trai khác nhóm máu, cũng chưa đi làm xét nghiệm. Dù cuộc sống vợ chồng bình thường, nhưng trong đầu tôi rối như tơ vò. Tôi đang không biết phải làm sao, có nên đi xét nghiệm hay không? Trường hợp cháu không phải con tôi chắc tôi không sống nổi. Thế nhưng, đúng là con tôi thật thì tôi lại có lỗi rất lớn vì đã nghi ngờ vợ.

Tôi phải làm sao bây giờ? Mong nhận được sự tư vấn.

Hai con gái nhóm máu B, con trai út nhóm máu A, người bố chết lặng trước lời phán: amp;#34;Khỏi xét nghiệm ADN, vợ anh có vấn đềamp;#34; - 1
Đại tá Hà Quốc Khanh

Nếu câu chuyện đúng như bạn chia sẻ, tôi khuyên bạn nên đi kiểm tra lại nhóm máu của hai vợ chồng và của cả cậu con trai một lần nữa để chắc chắn. Tuy nhiên, tôi nghĩ hiện công tác xét nghiệm làm rất chặt chẽ nên khả năng “nhân bản” và nhầm mẫu máu khi xét nghiệm là cực ít.

Nếu đúng nhóm máu như bạn nói, tức là hai vợ chồng nhóm máu B, nhưng con trai nhóm máu A, thì bạn không cần đi xét nghiệm ADN. Bởi đứa trẻ chắc chắn không cùng huyết thống với bạn.

Trong các nhóm máu chính và phổ biến, nhóm máu A và B có kiểu gen trội hơn so với nhóm máu O. Do vậy, người có nhóm máu A hoặc B thì kiểu gen có thể là AA, AO hoặc BB, BO. Còn người có nhóm máu O thì chỉ có kiểu gen là OO.

Hai con gái nhóm máu B, con trai út nhóm máu A, người bố chết lặng trước lời phán: amp;#34;Khỏi xét nghiệm ADN, vợ anh có vấn đềamp;#34; - 2

Chúng ta có thể dự đoán nhóm máu của con thông qua nhóm máu của bố mẹ như sau:

- Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu A, con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu O.

- Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu B (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang một trong 4 nhóm máu A, B, AB hoặc O.

- Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu AB (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A, hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.

- Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu O.

- Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu B, con sinh ra có thể mang nhóm máu B hoặc nhóm máu O.

- Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu AB (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.

- Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu B hoặc nhóm máu O.

- Nếu bố có nhóm AB, mẹ nhóm máu AB, con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.

- Nếu bố có nhóm AB, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B.

- Nếu bố có nhóm O, mẹ nhóm máu O, con sinh ra chỉ có thể mang nhóm máu O.

Trong trường hợp của bạn, cả hai vợ chồng có nhóm máu B, thì nhóm máu của con chỉ có thể là nhóm máu B hoặc nhóm máu O, như hai con gái bạn đều là nhóm máu B chẳng hạn. Riêng với con trai bạn xét nghiệm là nhóm máu A là bất thường và không có quan hệ huyết thống với bố hoặc mẹ. Vì thế tôi nghĩ, nếu bạn cảm thấy lăn tăn thì đi xét nghiệm ADN, còn trường hợp này qua nhóm máu cũng thể hiện rất rõ ràng.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý đọc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Cô gái ở Hà Nội đưa 4 người tình đi xét nghiệm ADN tìm cha cho con trai, kết quả khiến tất cả đều bất ngờ
Người mẹ đưa 3 người tình đến xét nghiệm tìm cha cho đứa trẻ, cả 3 lần phải ra về trong thất vọng. Người cuối cùng và ít nghĩ đến nhất thì kết quả lại...

Bí ẩn từ xét nghiệm ADN

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí ẩn từ xét nghiệm ADN