6 hiểu lầm về ăn uống "nói mãi" mẹ vẫn mắc phải khi mang thai

Ngày 21/02/2019 18:52 PM (GMT+7)

Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của em bé trong bụng.

Video: Muốn dinh dưỡng “vào con mà không vào mẹ”, bà bầu hãy nhớ 5 nguyên tắc này!

Kể từ khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ có nhiều thay đổi để nuôi thêm một cơ thể khác. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là mẹ cần ăn thật nhiều, thật bổ cho "hai người". Thay vào đó, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học, hợp lý và tránh những hiểu lầm dưới đây. 

#1. Ăn càng nhiều càng tốt 

Hậu quả trực tiếp của việc mẹ ăn quá nhiều khi mang thai là tăng nguy cơ bị béo phì, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật. Ngoài ra, mẹ ăn nhiều có thể khiến bé nặng cân hơn mức tiêu chuẩn, làm tăng nguy cơ mắc chứng loạn dưỡng và khó sinh. 

Em bé của các mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng có nguy cơ bị tiểu đường, béo phì, hạ canxi máu, đa hồng cầu, bệnh tim mạch trong tương lai. 

6 hiểu lầm về ăn uống amp;#34;nói mãiamp;#34; mẹ vẫn mắc phải khi mang thai - 1

Bà bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. (Ảnh minh họa)

#2. Bổ sung canxi càng nhiều càng tốt 

Nhiều mẹ nghĩ rằng bổ sung nhiều canxi khi mang thai sẽ giúp em bé khỏe xương, cao lớn khi chào đời. Tuy nhiên, mẹ bổ sung quá nhiều canxi so với nhu cầu của cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thân và hội chứng sữa muối kiềm, ảnh hưởng đến chức năng thận. 

Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên hấp thụ canxi thông qua đường ăn uống và chỉ bổ sung các chế phẩm canxi khi bác sĩ yêu cầu. 

#3. Ăn nhiều trái cây và các loại hạt 

Các bác sĩ đều khuyên mẹ bầu nên ăn trái cây và các loại hạt trong thai kỳ bởi chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mẹ nên ăn cả cân trái cây hay hạt một ngày. 

Hấp thụ quá nhiều calo, chất béo và đường có thể dễ dàng gây ra các triệu chứng như béo phì khi mang thai, tiểu đường thai kỳ và sinh con quá cân. 

Nói chung, mẹ nên ăn trái cây và các loại hạt trong thai kỳ ở mức vừa phải, không được vượt quá 250 gram/ngày. 

#4. Chỉ cần ăn uống là đủ 

Các vitamin, chất dinh dưỡng hấp thu qua đường ăn uống luôn được ưu tiên. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết chỉ ăn uống không có thể chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cả cơ thể mẹ và em bé khi mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ đúng lịch và bổ sung thêm viên thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ. 

6 hiểu lầm về ăn uống amp;#34;nói mãiamp;#34; mẹ vẫn mắc phải khi mang thai - 2

Dù là thực phẩm tốt thế nào, mẹ bầu cũng không nên bổ sung quá mức. (Ảnh minh họa)

#5. Uống càng nhiều vitamin càng tốt 

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn em bé hình thành và phát triển những cơ quan quan trọng trong cơ thể. Trong thời điểm này, mẹ cần lưu ý khi bổ sung vitamin. Thừa vitamin A có thể gây dị tật thai nhi, thừa vitamin C dễ dẫn đến sảy thai.

Chính vì vậy, vitamin được khuyến khích bổ sung từ tam cá nguyệt thứ 2 và theo hướng dẫn của bác sĩ.

#6. Tinh bột là "xấu" và ăn càng ít càng tốt 

Nhiều mẹ bầu hiện đại thực hiện chế độ ăn không tinh bột hoặc hạn chế tinh bột để tránh tăng cân nhiều. Tuy nhiên, chức năng chính của tinh bột là cung cấp năng lượng và duy trì lượng đường trong máu. Sự trao đổi chất của các tế bào não của mẹ và em bé và nhau thai cũng phụ thuộc vào mức tiêu thụ đường trong máu để lấy năng lượng. Mẹ bầu thiếu tinh bột có thể gây hạ đường huyết và tạo ra cơ thể ketone gây độc cho hệ thần kinh.

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ cách bổ sung thuốc sắt cho bà bầu hiệu quả nhất
Theo TS. BS Phạm Thị Thúy Hòa (Viện Dinh dưỡng Ứng dụng), việc uống thuốc sắt cho bà bầu bao nhiêu và uống như thế nào vô cùng quan trọng, chính vì...

Sắt - Canxi - Vitamin

Minh An (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ