Bà thông gia vừa lên chăm con gái đẻ hơn tháng bụng đã lùm lùm, biết danh tính bố đứa bé cả nhà tôi chết lặng

Thảo Nguyên - Ngày 04/12/2023 06:00 AM (GMT+7)

Lo sợ bà thông gia bị bệnh gì nên con trai tôi mới đưa đi khám. Nào ngờ bà ấy chẳng bị sao cả, chỉ là đang có bầu hơn 2 tháng thôi.

Tôi chính thức được làm mẹ chồng đã hơn năm nay. Sau hơn năm kết hôn, con dâu cũng có bầu và vừa sinh con được hơn tháng. Do con dâu sống ngay bên cạnh nhà nên tôi thường xuyên chăm sóc, cơm nước khi ở cữ. Khi con ở viện về vừa được vài ngày bà thông gia cũng đến thăm. Sau đó bà ở lại nhà con dâu con trai để hỗ trợ chăm con gái và cháu ngoại.

Để bà thông gia thoải mái nhất khi ở với các con, tôi hầu như để bà ấy tự chủ hết việc chăm sóc con dâu mới sinh. Bà ấy cũng bảo, tôi bận bán hàng cứ đi chợ, không phải lo lắng chuyện ở cữ, bà lo liệu được hết. Được cái bà thông gia nhà tôi mới 47 tuổi nên trẻ khỏe và nhanh nhẹn, nấu nướng đồ ăn cho gái đẻ rất ngon nên từ ngày có bà ấy đỡ đần, tôi yên tâm toàn tập và nhàn hẳn.

Để bà thông gia thoải mái nhất khi ở với các con, tôi hầu như để bà ấy tự chủ hết việc chăm sóc con dâu mới sinh. (Ảnh minh họa)

Để bà thông gia thoải mái nhất khi ở với các con, tôi hầu như để bà ấy tự chủ hết việc chăm sóc con dâu mới sinh. (Ảnh minh họa)

Xin nói thêm 1 chút về bà thông gia nhà tôi. Nghe bà ấy kể lại khi con gái mới lên 9 tuổi thì ông nhà mất. Từ đó bà một mình nuôi con khôn lớn. Có rất nhiều người đàn ông trong làng và quanh vùng đến hỏi cưới nhưng bà nhất quyết không đi bước nữa vì ngại sinh con, ngại con riêng, con chung, con chúng ta. Do đó, hai mẹ con bà ấy cứ sống với nhau đến giờ dù nhiều lúc con gái tôi cũng mong bà tìm được một người đàn ông tốt để nương tựa, vui vẻ khi sống một mình.

Có lẽ vì sống độc thân, lại biết cách chăm sóc da, giữ dáng nên nhìn bà thông gia trẻ trung hơn nhiều so với tuổi. Nhìn bà ấy chỉ như 40, luôn trẻ trung, tràn đầy năng lượng. Đến con trai tôi còn nhiều lần góp ý bảo mẹ đẻ phải học cách sống và sinh hoạt lành mạnh của mẹ vợ.

Cả nhà tôi nói chung đều rất quý mến bà thông gia, vậy mà mới đây bà ấy lại làm cho cả nhà tôi thất vọng. Đang chăm con gái ở cữ mới được có hơn tháng thì khi làm đồ ăn cho con, bà ấy cứ kêu buồn nôn. Bà ấy cũng mệt mỏi hơn rất nhiều so với khi mới đến đây.

Lo sợ bà thông gia bị bệnh gì nên con trai tôi mới đưa đi khám. Nào ngờ bà ấy chẳng bị sao cả, chỉ là đang có bầu hơn 2 tháng thôi. Tin bà thông gia có bầu làm cả nhà tôi chấn động. Hoang mang hơn là bà ấy còn cho biết có bầu với một chàng trai tân kém cả chục tuổi. Bố của đứa con trong bụng bà ấy năm nay chỉ mới 37 tuổi.

Bà ấy kể, hơn năm nay bà qua lại với người đàn ông này. Người này luôn yêu bà thật lòng và mong muốn đám cưới nhưng bà từ chối. Nào ngờ dù đã dùng bao cao su bà vẫn bất ngờ dính bầu. Điều này khiến bà thông gia rất bối rối.

Tin bà thông gia có bầu làm cả nhà tôi chấn động. (Ảnh minh họa)

Tin bà thông gia có bầu làm cả nhà tôi chấn động. (Ảnh minh họa)

Hiện bà thông gia nửa muốn đình chỉ thai kỳ, nửa muốn để đẻ. Bà ấy lo nếu sinh con khi tuổi đã 47 thì nhiều nguy cơ dị tật, sức khỏe của đứa bé và cả bà ấy đều bị ảnh hưởng. Hơn nữa dù sinh con, bà ấy cũng nhất quyết không lấy chồng, không làm đám cưới với người đàn ông kia. Nói chung bà ấy đang không biết làm như thế nào. Con dâu và con trai tôi cũng đang rối tung lên không biết khuyên bà ngoại ra sao?

Những rủi ro khi mang thai tuổi 40 trở lên

Điều gì xảy ra trong thai kỳ

Đối với phụ nữ khỏe mạnh trên 40 tuổi, tuổi cao không nhất thiết là có sự thay đổi về cảm giác hoặc sự phát triển của thai kỳ.

Hầu hết phụ nữ xuất hiện các triệu chứng trong ba tháng đầu tiên, bao gồm cả ốm nghén. Không có bằng chứng nào cho thấy các triệu chứng này tồi tệ hơn hoặc khác nhau ở phụ nữ trên 40 tuổi.

Tuy nhiên, trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên có thể có nhiều nguy cơ hơn vì những lý do khác. Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ sảy thai cao hơn, đặc biệt là đối với những phụ nữ trước đây đã bị sảy thai.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy nguy cơ sảy thai là 53% ở phụ nữ trên 45 tuổi, so với chỉ 10% ở phụ nữ ở độ tuổi 25-29.

Trong quá trình mang thai, phụ nữ từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ gặp phải các biến chứng liên quan đến thai kỳ như: Tiểu đường thai kỳ; Huyết áp cao; Sinh non.

Vì lý do này, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể đề nghị theo dõi y tế đặc biệt hơn như thực hiện các xét nghiệm bổ sung trước khi sinh hoặc tăng số lần khám thai định kỳ.

Ngoài ra cũng có thể thực hiện các xét nghiệm di truyền để đánh giá khả năng sinh con có bất thường. Mặc dù có những rủi ro gia tăng, phụ nữ trên 40 tuổi có thể mang thai khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy không có nguy cơ biến chứng thai kỳ nào ở phụ nữ khỏe mạnh từ 40 tuổi trở lên với chất lượng chăm sóc trước khi sinh.

Ảnh hưởng đến việc sinh nở như thế nào

Thực tế, mang thai trên 40 tuổi không nhất thiết ảnh hưởng đến việc sinh nở. Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả mang thai và sinh trên 40 không khác biệt đáng kể so với phụ nữ trẻ hơn, miễn là phụ nữ trên 40 tuổi: Có chăm sóc kỹ lưỡng trước khi sinh; Không mắc các bệnh mãn tính; Thăm khám sinh sản định kỳ, thường xuyên; Duy trì lối sống lành mạnh; Em bé được sinh tại các cơ sở có chất lượng y tế đảm bảo.

Điều này có nghĩa là đối với phụ nữ khỏe mạnh thụ thai sau 40 tuổi có thể không nguy hiểm hơn so với các phụ nữ trẻ tuổi hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh mổ thường cao hơn ở phụ nữ trên 40 tuổi.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tỷ lệ biến chứng ở phụ nữ trên 40 tuổi cao hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2017 tại Berlin đã so sánh kết quả của phụ nữ sinh trên 45 tuổi so với phụ nữ 29 tuổi cho thấy:

Phụ nữ trẻ cần điều trị các vấn đề về sinh sản với tỷ lệ 3%, so với 34% ở nhóm lớn tuổi. 28% số phụ nữ lớn tuổi sinh non so với 11% số phụ nữ trẻ hơn. 59% phụ nữ lớn tuổi đã sinh mổ, tỉ lệ này là 29% ở phụ nữ trẻ hơn.

Sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện thêm các biến chứng thêm, đặc biệt là đối với phụ nữ lớn tuổi. Một nghiên cứu năm 2019 liên kết việc sinh mổ với nguy cơ biến chứng nặng hơn chẳng hạn như đột quỵ, thuyên tắc mạch và xuất huyết.

Trong khi sinh mổ có thể là phương án cứu cánh, phụ nữ lớn tuổi mang thai nên thảo luận về các nguy cơ tiềm ẩn với bác sĩ. Tránh việc tự ý lựa chọn sinh mổ để giảm các biến chứng khi sinh.

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: doisonggiadinh.baophunuthudo.vn

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu