Do đập manh, tôi bị băng huyết mất rất nhiều máu, nguy cơ ngàn cân treo sợi tóc. May mắn, ê kíp bác sĩ đã kịp thời cứu sống hai mẹ con.
Chồng tôi vô tâm, cưới nhau xong, anh không quan tâm gì đến việc nhà. Khi tôi mang bầu ốm nghén không ăn được gì anh cũng không chăm sóc. Thậm chí biết tôi sợ mùi thức ăn, anh vẫn để vợ tự xoay xở nấu đủ ngày 3 bữa phục vụ chồng. Hôm nào tôi mệt quá nhờ anh nấu giúp, anh liền cằn nhằn:
“Em nấu được thì nấu, không nấu thì nhịn. Không có chuyện anh phải vào bếp nấu cơm”.
Cũng may, mẹ chồng tôi là người hiểu chuyện. Thi thoảng sang chơi thấy cảnh con dâu bụng chửa vượt mặt vẫn tất bật làm đủ mọi thứ việc, bà liền quay sang mắng con trai:
“Anh sắp làm cha rồi, phải biết lo cho gia đình chứ. Vợ anh vất vả mang thai sinh con, mà anh không biết đường gánh đỡ giùm nó ít việc hay sao?”.
Mẹ chồng tôi hiểu chuyện, thương con dâu nên tôi cũng đỡ tủi lòng. (Ảnh minh họa)
Nghe bà nói, chồng tôi chỉ vâng dạ cho xong chứ rồi lại đâu vào đó. Khi tôi vừa bước sang tháng thứ 8 của thai kỳ, khi anh đi nhậu say khướt, về nôn ra khắp nhà, vậy là nửa đêm tôi phải xách nước lau dọn. Trong lúc loay hoay, tôi bị trượt chân ngã dẫn tới vỡ ối phải vào viện cấp cứu.
Do bị va đập manh, tôi bị băng huyết mất rất nhiều máu, nguy cơ ngàn cân treo sợi tóc. May mắn, ê kíp bác sĩ đã cấp cứu kịp thời, cứu sống hai mẹ con. Thế nhưng vừa tỉnh lại, tôi đã nghe chồng buông lời cay nghiệt:
“Có mỗi việc chửa đẻ cũng không nên hồn. Con sinh non sau này nuôi vừa vất vả vừa tốn kém. Cô đúng là chẳng được việc gì”.
Lời chồng nói khiến tôi tủi thân vô cùng. Nỗi đau thể xác chưa qua, anh lại bồi thêm nỗi đau tinh thần. Trùng hợp đúng lúc đó, mẹ chồng tôi xuất hiện. Bà hắng giọng lên tiếng:
“Anh còn mở miệng trách vợ được à? Nếu anh sống tử tế, có trách nhiệm với vợ con, con bé đã không bị ngã, sao lại sinh non thế này? Con dâu tôi vừa trải qua cửa tử, anh không biết cảm ơn lại còn trách nó? Loại chồng vô tâm, vô trách nhiệm như anh, tôi nghĩ con dâu tôi thà không có còn hơn!”.
Nhờ có mẹ chồng chỉ dạy nghiêm khắc mà chồng tôi bắt đầu biết thay đổi và quan tâm vợ con hơn. (Ảnh minh họa)
Sự gay gắt của mẹ khiến chồng tôi nghệt mặt, không dám nói thêm lời nào. Sau khi tôi xuất viện, mẹ chồng đích thân giao việc nhà cho anh từ nấu cơm, giặt giũ quần áo đến lo tã lót cho con. Ban đêm, bà bắt anh dậy pha sữa cho con bú, yêu cầu con dâu tuyệt đối không được làm thay. Bà bảo:
“Con vừa trải qua sinh nở khó khăn, sức khỏe yếu nên không làm gì cả. Chỉ nằm nghỉ ngơi. Công việc cứ để chồng con làm. Phải để nó chịu khổ, thấm khổ thì mới hiểu, mới biết thương, biết trân trọng vợ sau này.”
Nhìn chồng vất vả xoay xở học làm từng việc nhỏ, tôi vừa buồn cười, vừa thương và ấm lòng hơn cũng như cảm nhận được, có lẽ cuộc sống hôn nhân về sau của mình sẽ bớt vất vả vì chồng đã và đang thay đổi.
Chăm sóc sức khỏe ngay sau khi bị băng huyết
Sau khi bị băng huyết, việc chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng để đảm bảo hồi phục hiệu quả. Dưới đây là các bước chăm sóc sức khỏe cần thiết:
Theo dõi tình trạng sức khỏe: Theo dõi liên tục các dấu hiệu của sự hồi phục và các triệu chứng bất thường như chảy máu tiếp tục, đau bụng dữ dội, hoặc các dấu hiệu của sốc (như nhịp tim nhanh, huyết áp thấp). Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ.
Nghỉ ngơi đầy đủ: Cần nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục. Tránh các hoạt động nặng hoặc căng thẳng trong thời gian đầu sau sinh. Đảm bảo có người giúp đỡ trong việc chăm sóc em bé và các công việc nhà để bạn có thể tập trung vào việc phục hồi.
Sử dụng thuốc theo chỉ định: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc để giúp co hồi tử cung hoặc giảm đau, hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ định. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
Theo dõi và chăm sóc vết thương: Nếu có vết mổ hoặc rách, hãy theo dõi tình trạng vết thương để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng. Giữ vết thương khô ráo và sạch sẽ, và thay băng theo chỉ định của bác sĩ.
Thực hiện các biện pháp chống nhiễm trùng: Giữ vệ sinh cá nhân tốt và thực hiện các biện pháp chống nhiễm trùng như rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm.
Dinh dưỡng và chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng sau sinh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục và đảm bảo sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống sau khi bị băng huyết:
Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng, đặc biệt là sau khi mất nhiều máu. Nước giúp duy trì cân bằng điện giải và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Ăn thực phẩm giàu sắt: Sau khi bị băng huyết, cơ thể cần bổ sung sắt để phục hồi lượng máu đã mất. Nên ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, đậu lăng, và rau xanh đậm.
Cung cấp protein đầy đủ: Protein giúp cơ thể hồi phục và xây dựng lại các mô. Hãy bổ sung protein từ các nguồn như thịt, cá, trứng, sữa, và các sản phẩm từ đậu nành.
Ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn, trong khi vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu. Các thực phẩm như trái cây tươi, rau xanh, và hạt ngũ cốc là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết.
Ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên: Để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể, nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính lớn.
Tránh thực phẩm kích thích: Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống có thể gây kích thích hoặc khó tiêu hóa như cà phê, đồ ăn cay, và đồ uống có cồn.