Cùng với sự lớn lên của bụng mẹ là một "thiên thần" đang phát triển từng ngày.
Gần đây, đoạn video của một mẹ bầu ghi lại quá trình phát triển thai kỳ từ sau tuần thứ 5 đến khi sinh đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của người dùng mạng xã hội. Có thể thấy, khi mang thai, những thay đổi cả trong và ngoài bụng mẹ đều là một quá trình đáng nhớ và hết sức tuyệt vời.
9 tháng 10 ngày, tương đương với 40 tuần, là quãng thời gian cho quá trình phát triển của một đứa bé trong bụng mẹ. Đặc biệt từ tuần thứ 5, nhiều quá trình thay đổi kỳ diệu sẽ xuất hiện, từ việc hình thành gương mặt, nhịp tim cho đến các cử động đầu tiên, và hơn thế nữa.
Mang thai là quá trình cơ thể mẹ thay đổi từ trong ra ngoài. (Ảnh minh họa)
Hãy cùng điểm qua những chi tiết quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ từ tuần thứ 5.
Tuần thứ 5
Quả tim của bé được hình thành và đập nhịp đầu tiên. Thế nhưng mẹ sẽ không thể nghe được nhịp tim của bé trừ khi được siêu âm. Trong thời gian này, phôi thai sẽ được ngăn cách thành 3 lớp:
Lớp thứ 1 – được gọi là ectoderm, hình thành hệ thần kinh, tai, mắt và các mô.
Lớp thứ 2 – được gọi là endodern hoặc lớp phía trong. Lớp này cấu tạo nên phổi, ruột và cơ quan bài tiết
Lớp thứ 3 – được gọi là trung mesodern, hình thành tim mạch và hệ tuần hoàn. Ở giai đoạn sau của thai kỳ, lớp này sẽ tiếp tục hình thành các phần xương, cơ, thận và cơ quan sinh sản
Tuần thứ 6
Bé sẽ phát triển đáng kể trong thời gian này. Tim của bé vẫn sẽ đập bình thường cho dù nhịp tim tương đối nhanh. Cũng trong giai đoạn này, các bán cầu não của bé sẽ được hình thành và sóng não có thể được bác sĩ thu âm lại.
Bụng bầu 6 tuần.
Tuần thứ 7
Bé sẽ phát triển các bộ phận đặc thù trên mặt, trừ mắt và lỗ mũi, khi chúng vẫn còn là những chấm đen. Não sẽ bắt đầu phức tạp hóa do sự phát triển của các tế bào thần kinh. Trong giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu có những cử động mà mẹ có thể cảm nhận được.
Tuần thứ 9
Các đặc điểm mới sẽ tiếp tục được kết tinh, như phần tai và môi trên, nhiều cơ quan nội tạng khác sẽ phát triển, và các phần đầu ngón tay riêng biệt sẽ hình thành.
Tuần thứ 10
Lúc này bé đã thành một bào thai hoàn chỉnh. Các phần ngón tay ngón chân đều phát triển, xương cứng hơn và thận sẽ bắt đầu sản sinh nước tiểu. Đây là lúc giai đoạn phôi thai chấm dứt và bé sẽ cứng cáp hơn.
Tuần từ 11 đến 12
Quá trình trao đổi nước ối với số lượng nhỏ sẽ diễn ra trong khoảng tuần từ 10 đến 11 để giúp phổi của bé phát triển. Nhiều cử động khác như khép mở ngón tay sẽ bắt đầu hình thành.
Tuần từ 13 đến 15
Các cơ quan nội tạng đều hoàn thiện cùng với tuyến tiền liệt (ở bé trai) hay buồng trứng (ở bé gái). Cùng với đó, bé sẽ bắt đầu hình thành các biểu cảm trên gương mặt.
Bụng bầu 14 tuần.
Tuần từ 16 đến 18
Xương sẽ bắt đầu cứng lại và tứ chi bắt đầu phát triển. Bé có thể bắt đầu nghe được các tiếng động ở trong và ngoài bụng mẹ.
Tuần 19 đến 23
Nhịp tim và chuyển động của bé sẽ khỏe hơn, mẹ lúc này có thể nhận biết chúng một cách dễ dàng.
Bụng bầu 23 tuần.
Tuần 24
Vị giác của bé bắt đầu phát triển. Bé sẽ bắt đầu mọc tóc và tập thở, và thậm chí còn có thể mở ti hí mắt. Quá trình này thường diễn ra ở sau tam cá nguyệt thứ 2.
Tuần thứ 28-40
Hãy cùng điểm nhanh từ tuần thứ 28 đến thời điểm kết thúc thai kỳ. Bé sẽ bắt đầu mơ khi ngủ, thị lực của bé sẽ được cải thiện và mắt bắt đầu mọc lông mi.
Trong tuần thứ 37, bé sẽ có một hình hài hoàn chỉnh, phổi sẽ hoạt động bình thường, đồng nghĩa với việc bé đã sẵn sàng ra khỏi bụng mẹ chỉ trong vài tuần nữa thôi.
Và cuối cùng đến tuần thứ 40, thiên thần nhỏ của bố và mẹ sẽ chính thức chào đời.
Và sau 40 tuần, bố mẹ sẽ được đón một "thiên thần".
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |