Lúc ngồi họp gia đình, mọi bàn ra tán vào nào là tài sản phải chia cho người này nhiều, người kia ít. Họ đưa ra ý kiến rằng tôi là con dâu, chồng mất, chưa sinh nở coi như đứng ngoài cuộc không có phần...
Chồng đã khuất là mối tình đầu của tôi. Hai đứa yêu nhau từ ngày cấp 3, cùng nhau đỗ đại học, trọ cùng một khu. Hẹn hò ra trường có công ăn việc làm thì cưới.
Đúng kế hoạch, đi làm được 2 năm hai đứa có thu nhập ổn định liền kết hôn. Khỏi phải nói khi ấy tôi đã hạnh phúc thế nào. Bạn bè tới dự hôn lễ ai cũng chúc phúc và ngưỡng mộ tình yêu 10 năm được kết lại bằng đám cưới đẹp như mơ của chúng tôi.
Cứ nghĩ tình yêu viên mãn, sau cưới vợ chồng tôi sẽ được ở bên nhau hưởng hạnh phúc mãi. Vậy nhưng cuộc đời này quá vô thường, chúng tôi mới chỉ thành chồng thành vợ được chưa đầy 3 tháng chồng tôi không may gặp tai nạn giao thông mất trên đường đi làm. Anh đi đột ngột tất tưởi tới mức chẳng kịp đợi vợ tới gặp mặt lần cuối.
Mới cưới nhau được vài tháng thì chồng tôi mất, hai đứa còn chưa kịp có con. (Ảnh minh họa)
Làm tang cho anh xong, tôi sống như người đã chết. Cũng nhờ có bố mẹ hai bên luôn ở cạnh động viên mà tôi mới dần vực dậy được tinh thần sống tiếp. Đặc biệt mẹ chồng tôi là người giàu tình cảm, hiền hậu mà thương tôi như con gái.
Sau khi làm 100 ngày cho con trai, bà cứ giục tôi về ngoại ở cho thoải mái. Rồi bảo tôi mở lòng ra, có ai tốt thì đến với người ta đừng để lỡ mất thanh xuân vì tôi còn quá trẻ. Hơn nữa tôi với chồng chưa có con nên hầu như không có ràng buộc gì.
Suốt ngày bà động viên tôi như thế nhưng nghĩ tới chồng tôi chẳng đành về ngoại sống. Tôi muốn thay anh báo hiếu mẹ. Đời này tôi quyết chỉ làm vợ anh chứ không muốn làm vợ của ai khác nữa.
Ý tôi đã quyết như vậy mẹ chồng thuyết phục mãi không được cũng đành chịu. Vậy là chục năm nay tôi sống chung chăm sóc mẹ chồng như bố mẹ ruột. 2 mẹ con dựa nhau sống quấn quýt không lời ra tiếng vào bao giờ. Mấy chị chồng đều đã lập gia đình ở xa, một năm về thăm mẹ được 1, 2 lần. Còn lại việc lớn nhỏ trong nhà mình tôi lo liệu hết.
Hôm vừa rồi giỗ bố chồng tôi, nhân tiện các con về đông đủ cả, mẹ chồng tôi thấy sức khỏe yếu đi nên bà quyết định sẽ lập luôn di chúc. Trong đó bà chia rõ tài sản cho những ai.
Lúc ngồi họp gia đình, mọi bàn ra tán vào nào là tài sản phải chia cho người này nhiều, người kia ít. Họ đưa ra ý kiến rằng tôi là con dâu, chồng mất, chưa sinh nở coi như đứng ngoài cuộc không có phần. Các anh chị chồng liên tục nhìn tôi chỉ trỏ bảo vậy. Tôi cũng không nói gì vì thực lòng tôi cũng không có ý tranh giành tài sản với họ.
Thế nhưng vài phút sau mẹ chồng tôi lên tiếng, 1 nửa số tài sản, đất cát bà chia đều cho 3 người con lớn, 1 nửa còn lại bà chia cho tôi. Anh chị chồng tôi nghe vậy nhao nhao bảo mẹ thiên vị, rằng mẹ thiếu suy nghĩ mang tiền cho không người ngoài. Song mẹ chồng tôi thản nhiên đáp:
“Dâu chính là con. Mẹ coi em dâu các con như con gái mẹ. Hơn nữa hoàn cảnh của nó tội nghiệp, em trai các con khuất núi rồi, mẹ phải thay em các con chăm lo cho em nó. Mẹ bù cho em nó gấp đôi gấp 3 là phải”.
Nghe xong, các chị chồng em tôi im tịt luôn, không ai nói thêm lời nào nữa. Còn tôi nhìn mẹ chồng cảm động không nói lên lời. Thật sự tình cảm bà dành cho tôi quá lớn, đời này tôi không biết phải làm sao mới báo đáp lại hết ân tình bà dành cho bà, chỉ biết tự nhủ cả đời sẽ ở bên chăm lo, săn sóc bà như chính mẹ đẻ của mình.
Các chị chồng bàn ra tán vào nói em dâu không được quyền đòi hỏi chia tải sản nhưng mẹ chồng tôi lại đưa ra quyết định không ngờ. (Ảnh minh họa)
Tôi cũng tính, có lẽ sắp tới sẽ vào viện làm thủ tục xin tinh trùng để sinh con. Như vậy tôi không cần phải đi bước nữa vẫn có thể làm mẹ, sống trọn đời chăm sóc mẹ chồng. Ban đầu mẹ chồng cũng do dự khuyên tôi nên cân nhắc cho thật kỹ vì xin tinh trung làm mẹ đơn thân sẽ rất vất vả. Đứa trẻ sau chào đời không biết bố là ai cũng thiệt thòi hơn. Tuy nhiên, thấy tôi cương quyết nên bà bảo:
“Nếu ý con đã quyết thì mẹ sẽ ủng hộ. Con cứ tìm hiểu thật sỹ về thủ tục xin tinh trùng, đặc biệt phải chuẩn bị cả tinh thần và sức khỏe thật tốt mới có thể mang thai khỏe mạnh. Sau đứa trẻ ra đời, mẹ sẽ coi như cháu nôij mẹ, cùng con yêu thương chăm sóc nó”.
Thực sự tấm lòng của mẹ chồng khiến tôi ngày càng nể phục, tôn trọng bà mọi người ạ. Có lẽ kiếp trước tôi ăn ở tốt nên kiếp này tôi mới được làm dâu của mẹ.
Trước khi xin tinh trùng có cần chuẩn bị gì không?
Trước khi xin tinh trùng để có con thì cần chuẩn bị những gì là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Theo bác sĩ Lê Đăng Khoa “Việc thăm khám là điều bắt buộc để đảm bảo cặp vợ chồng hoặc người phụ nữ độc thân phù hợp và có đủ khả năng để mang thai và nhận mẫu tinh trùng. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết như:
Khai thác tiền sử bệnh tật, thói quen sinh hoạt: cặp vợ chồng/người phụ nữ độc thân nhận tinh trùng sẽ được yêu cầu cung cấp đầy đủ chi tiết về tiền sử bệnh tật của bản thân (cặp vợ chồng/người phụ nữ độc thân) và gia đình.
Việc khai thác tiền sử bệnh tật cũng phần nào giúp xác định được các nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn kèm theo ngoài yếu tố nam, từ đó giúp việc chẩn đoán và điều trị có kết quả cao nhất.
Các xét nghiệm máu: cặp vợ chồng/người phụ nữ độc thân được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu theo bộ xét nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm.
Tư vấn tâm lý: nhằm đảm bảo cặp vợ chồng/người phụ nữ độc thân có đủ nhận thức tâm lý về việc nhận tinh trùng vô danh từ ngân hàng tinh trùng.
Cặp vợ chồng/phụ nữ đơn thân xin tinh trùng có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí cho người được vận động hiến tinh trùng.