Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho bà bầu

Ngày 03/09/2018 15:30 PM (GMT+7)

Theo Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam, muốn sinh con khỏe mạnh, phát triển toàn diện thì một chế độ ăn cho bà bầu đầy đủ dinh dưỡng, khoa học là yêu cầu tối quan trọng.

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho bà bầu - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam)

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho bà bầu - 2

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý khi mang thai rất quan trọng, bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi.

Mẹ khỏe mạnh sẽ giúp thai nhi dung nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Và tất cả những gì mẹ ăn đều được thai nhi hấp thụ. Chính vì vậy, ăn uống đầy đủ khi mang thai là rất cần thiết.

Nuôi con khoẻ mạnh là niềm vui, hạnh phúc của mỗi người mẹ, mỗi gia đình.

Muốn con sinh ra được khoẻ mạnh, mỗi người mẹ cần biết chăm sóc sức khoẻ  ngay từ khi biết mình có thai. Nếu người mẹ bị gầy yếu, suy dinh dưỡng sẽ sinh ra trẻ nhẹ cân và suy dinh dưỡng.

Chất dinh dưỡng

Nhu cầu hàng ngày của phụ nữ mang thai

Calo

- 3 tháng đầu có thể ăn uống bình thường hoặc ăn tăng thêm  50kcal/ngày, nhưng phải chú ý ăn đủ protein.

- 3 tháng giữa cần ăn nhiều hơn sao cho năng lượng cung cấp tăng thêm khoảng 250kcal/ngày.

- 3 tháng cuối cần tăng thêm khoảng 450kcal/ngày.

Canxi

1200 mg canxi/ ngày, không nạp quá 2500mg/ngày

Folate (axit folic)

400-600 microgram (tùy theo từng giai đoạn thai kỳ)

Sắt

0,8mg – 6mg/ngày (tùy theo từng giai đoạn thai kỳ) nhưng không nên vượt quá 0,8mg/ngày

Hầu hết phụ nữ mang thai có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên bằng cách chọn một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại thực phẩm lành mạnh.

Cách đơn giản để đảm bảo mẹ bầu nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết là ăn các loại thực phẩm khác nhau từ mỗi nhóm thực phẩm mỗi ngày. Thực tế, tất cả các bữa ăn nên bao gồm ít nhất 4 nhóm thực phẩm khác nhau.

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho bà bầu - 3

Mỗi nhóm thực phẩm cung cấp cho các mẹ những lợi ích dinh dưỡng riêng. (Ảnh minh họa)

 Ví dụ:

- Ngũ cốc là một nguồn năng lượng tốt.

- Trái cây và rau quả chứa chất chống oxy hóa, chất xơ…

- Thịt, quả hạch và rau đậu cung cấp cho cơ thể các mẹ protein, folate và sắt.

- Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D.

1. Ăn gì và ăn bao nhiêu khi mang bầu?

Cơ thể của chị em không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng từ bất kỳ nhóm thực phẩm nào. Hãy nhớ rằng mục tiêu của các chị em là ăn nhiều loại thực phẩm trong khi mang thai.

Bất cứ khi nào có thể, hãy chọn thực phẩm tự nhiên, ít chất béo hơn thực phẩm đã qua chế biến. Ví dụ, khoai tây chiên và soda không chứa giá trị dinh dưỡng. Mẹ bầu và em bé sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ các loại trái cây tươi, rau và các protein nạc, chẳng hạn như gà, cá, đậu hoặc đậu lăng.

Điều này không có nghĩa là các mẹ cần phải tránh tất cả các loại thực phẩm yêu thích trong khi mang thai. Tuy nhiên, các mẹ phải cân bằng chúng với các loại thực phẩm bổ dưỡng để không bị thiếu bất kỳ vitamin hoặc khoáng chất quan trọng nào.

Protein (chất đạm)

Protein rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển của mô bào thai, bao gồm cả não. Nó cũng giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, gia tăng sản sinh lượng máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Các thực phẩm giàu protein là: thịt bò nạc và thịt heo; đậu; thịt gà; cá hồi; quả hạch; bơ đậu phộng; phô mai… và mẹ bầu nên nạp đủ protein vào 3 bữa ăn mỗi ngày.

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho bà bầu - 4

Các thực phẩm giàu protein. (Ảnh minh họa)

Canxi

Khi mang thai, bé trong bụng mẹ rất cần canxi để xây dựng xương và răng khỏe mạnh. Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tim, hệ thần kinh, góp phần giữ nhịp tim ổn định.

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho bà bầu - 5

Các mẹ bầu cần tập trung bổ sung canxi cho thai nhi khỏe mạnh (Ảnh minh họa)

Nếu các mẹ không cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của cơ thể mẹ và điều này làm suy yếu sức khỏe của mẹ sau này. Hơn thế nữa, nếu mẹ thu nạp đủ lượng canxi trong khi mang thai thì bé sinh ra cũng giảm nguy cơ bị tăng huyết áp và đau tim trong tương lai.

Hàm lượng canxi cần bổ sung khi mang thai là: 1200mg/ngày. Các nguồn thực phẩm giàu canxi là: Sữa; Sữa chua; phô mai; cải bắp; đậu hũ; trứng…

Folate (axit folic)

Folate, còn được gọi là axit folic, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Đây là những dị tật bẩm sinh chính ảnh hưởng đến não và tủy sống của em bé, chẳng hạn như chứng nứt đốt sống và mất trí nhớ.

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho bà bầu - 6

Các thực phẩm giàu Folate.(Ảnh minh họa)

Khi mang thai, chị em cần 600 đến 800 microgram folate.

Các thức ăn có nhiều Folate bao gồm: Gan; quả hạch; đậu lăng; trứng; các loại hạt và bơ đậu phộng; rau lá xanh đậm; trái cây (đặc biệt là cam, chuối, dâu)…

Sắt

Sắt cần thiết để tạo hemoglobin – thành phần quan trọng trong hồng cầu -  có vai trò vận chuyển oxy từ phổi về các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. Trong thời kỳ mang thai thể tích máu của người mẹ tăng 50%, do đó yêu cầu nguồn bổ sung nguyên liệu tạo máu như sắt cũng tăng lên tương ứng.

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho bà bầu - 7

Các thực phẩm giàu chất sắt. (Ảnh minh họa)

Sắt cũng là chất quan trọng để sản sinh ra máu. Phụ nữ mang thai cần phải dự trữ một lượng máu cần thiết để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và lượng máu mất đi sau khi sinh.

Nhu cầu sắt cần cung cấp khác nhau theo từng giai đoạn thai kỳ. Theo đó, lượng sắt cần cung cấp hàng ngày sẽ tăng khoảng 10-15mg/ngày, tương đương với tổng lượng sắt cần nạp sẽ rơi vào khoảng 36-40mg/ngày

Các thực phẩm giàu chất sắt là: rau lá xanh đậm; trái cây họ cam quýt; bánh mì hoặc ngũ cốc; thịt bò nạc và gia cầm; lòng đỏ trứng già; trái cây sấy…

Giải đáp các thắc mắc thường gặp

Phụ nữ mang thai nên làm gì để tránh nhiễm khuẩn Listeria?

Listeria là một nhiễm trùng nghiêm trọng mà chị em có thể mắc phải do ăn thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn listeria monocytogenes. Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với listeria, có thể gây nhiễm trùng máu, viêm màng não và các biến chứng nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Vì thế, khi mang thai, các mẹ cần rất thận trọng, nên tránh ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín, thịt và trứng sống, thịt nguội khô, phô mai lạnh, rượu táo, mật ong chưa tiệt trùng và trái cây, rau sống chưa được rửa sạch…

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho bà bầu - 8

Bị cúm trong thời kỳ mang thai rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh minh họa)

Nếu phụ nữ mang thai tiếp xúc với vi khuẩn listeria thì có khả năng mắc bệnh do vi khuẩn này gây ra cao hơn 20 lần so với những người khỏe mạnh khác. Ngay cả khi triệu chứng bệnh của mẹ là nhẹ, một số bệnh do thực phẩm có thể qua nhau thai và lây nhiễm cho bé.

Các triệu chứng như: cúm, sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy… có thể cho thấy mẹ bầu đã nhiễm khuẩn listeria do thực phẩm và nó có thể dẫn đến sẩy thai trong 3 tháng đầu, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh bị bệnh.

Vì thế, hãy bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé yêu bằng những điều chỉnh đúng đắn cho thói quen ăn uống như: Rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau củ quả, kể cả khi đó là thực phẩm hữu cơ. Thịt, trứng, hải sản, xúc xích… cần phải được nấu chín kỹ.

Có được uống cà phê khi đang mang thai không?

Đây là thắc mắc của nhiều phụ nữ mang thai. Caffeine là một trong những nguyên nhân khiến bé sơ sinh nhẹ cân. Do đó, phụ nữ mang thai chỉ tiêu thụ không quá 300mg caffeine mỗi ngày.

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho bà bầu - 9

Nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc về việc có được uống caffeine. (Ảnh minh họa)

Caffeine sẽ qua nhau thai vào em bé và gây ra những kích thích. Không phải tất cả các loại cà phê đều có caffeine như nhau. Hàm lượng caffeine thay đổi theo loại cà phê và phương pháp pha chế. Theo nguyên tắc chung, phụ nữ mang thai có thể uống 2 ly ca phê nhỏ mỗi ngày. Nhưng hãy lưu ý các nguồn caffeine khác như sô cô la và kích thước của cốc.

Có được ăn kem khi mang thai không?

Có thể ăn một chút kem nhưng không được ăn quá nhiều là khuyến cáo chung đối với tất cả phụ nữ mang thai.

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho bà bầu - 10

Có được ăn kem khi mang thai không?.(Ảnh minh họa)

Bởi nếu ăn quá nhiều kem lạnh sẽ làm các mạch máu bị co thắt đột ngột, huyết dịch giảm, sức đề kháng cục bộ cũng theo đó giảm mạnh, tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi rút trong khoang mũi, khoang miệng, khí quản tấn công, gây ho, đau rát cổ họng, đau đầu…

Listeria thường được tìm thấy trong thịt nguội, pho mát mềm và sữa chưa tiệt trùng. Việc nhiễm vi khuẩn listeria dễ gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non… Mà các loại kem thường được làm bằng sữa nên cũng không thể loại bỏ nguy cơ kem nhiễm listeria.

Để giải khát, giải nhiệt cho cơ thể, phụ nữ mang thai có thể thay thế kem lạnh bằng những đồ uống bổ dưỡng như: nước cam, nước dừa, nước lê…

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp thắc mắc: Bà bầu không nên ăn gì?
Các mẹ bầu thường được khuyên không nên ăn một số loại thực phẩm do có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ cũng như em bé. Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y...

Dinh dưỡng thai kỳ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ