Cố ăn bát canh mẹ chồng nấu, mẹ Đồng Nai 24 tuần nhập viện trong đêm, đẻ con 7 lạng

Ngày 09/06/2019 06:09 AM (GMT+7)

Em bé chào đời ở tuần 24 chỉ nặng vỏn vẹn 7 lạng. Trước đó các bác sĩ từng nói “thai nhỏ quá chắc sinh ra bé không sống được đâu”.

Sinh non ở tuần thứ 24 và chỉ nặng 7 lạng, bé Phúc Khang là con trai của chị Đoàn Như Quỳnh (ngụ ở xã Long Đức, huyện Long Thành ,tỉnh Đồng Nai) được chăm sóc đặc biệt ròng rã tại nhiều bệnh viện. Hiện bé đã 6 tháng tuổi và phát triển khỏe mạnh bình thường với chỉ số cân nặng đáng ngạc nhiên.

Cố ăn bát canh mẹ chồng nấu, mẹ Đồng Nai 24 tuần nhập viện trong đêm, đẻ con 7 lạng - 1

Sinh non ở tuần thứ 24 bé Phúc Khang chỉ nặng 700 lạng

Thai 24 tuần đau bụng dữ dội, cố ăn nốt bát canh mẹ chồng nấu mà không nổi, chuyển dạ sinh non ngay trong đêm

Theo lời chị Quỳnh mãi tận 3 năm sau ngày cưới gia đình anh chị mới thực sự được đón nhận tin vui. Trước đó cả hai vợ chồng đều không có dự định gì về việc kết hôn cũng như sinh em bé. Chính vì vậy các kiến thức chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ và bé của chị đều rất mông lung.

Vì để có thai tự nhiên nên ngày mang bầu đến tận 8 tuần chị mới biết. Do trước đó chị không hề có dấu hiệu nhận biết như thai nghén hay mệt mỏi. Cả quá trình mang thai sức khỏe của mẹ 9X phát triển bình thường, chị thường xuyên theo bác sĩ và khám thai định kỳ nên hoàn toàn yên tâm về sức khỏe trong suốt quãng thời gian bầu bí.

Cố ăn bát canh mẹ chồng nấu, mẹ Đồng Nai 24 tuần nhập viện trong đêm, đẻ con 7 lạng - 2

Mang bầu đến tận 8 tuần chị mới biết

Tuy nhiên có một điều đặc biệt là, nếu những em bé phát triển thai kỳ đến tháng thứ 5 tương đương với 22 tuần sẽ có nhiều cơn đạp nhưng em bé của chị Quỳnh lại không đạp nhiều mà chỉ thi thoảng gò bụng mẹ.

Đến chiều một ngày cuối năm 2018, khi chị Quỳnh vẫn đang đi làm việc ở công ty chị thấy có triệu chứng đau bụng nặng, thế nhưng chị lại nghĩ đau bụng do rối loạn tiêu hóa nên cố nhịn khoảng 30 phút sẽ đến giờ tan ca và trở về nhà. Đau bụng quặn thắt nhưng khi về nhà chị vẫn tắm rửa rồi lên phòng nghỉ ngơi.

Cố ăn nốt bát canh mẹ chồng nấu cho con dâu nhưng chị không thể nuốt nổi vì quá đau. Nửa đêm hai vợ chồng tìm đến phòng khám kiểm tra, chị được bác sĩ nói không có gì bất thường và dặn sáng hôm sau nhịn ăn để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Trở về nhà trong sự lo lắng và bất an, chị Quỳnh vừa vào nhà vệ sinh thì hốt hoảng phát hiện chảy máu ở “cửa mình”. Ngay lập tức lên xe đến thẳng bệnh viện tuyến huyện cấp cứu, tại đây chị được bác sĩ thông báo cửa tử cung mở 5cm có dấu hiệu chuyển dạ sinh non tuy nhiên vì thai quá nhỏ nên khó cứu sống và yêu cầu gia đình đưa bệnh nhân đi nhanh đến bệnh viện tuyến trên.

Cố ăn bát canh mẹ chồng nấu, mẹ Đồng Nai 24 tuần nhập viện trong đêm, đẻ con 7 lạng - 3

Từ một em bé sinh ra chỉ nặng 700 gram, thở thoi thóp, giờ đây bé Phuc Khang đã cứng cáp và khỏe manh, là niềm hạnh phúc vô bờ bến của mẹ Như Quỳnh

Tại bệnh viện tuyến tỉnh, gia đình chị Quỳnh thêm một lần nữa được bác sĩ kết luận tương tự. Đẩy vợ vào phòng sinh, chồng chị Quỳnh lo lắng trong nước mắt liên tục hỏi bác sĩ về việc nuôi em bé sinh non trong lồng kính hỗ trợ thở bằng các thiết bị hiện đại.

Chị Quỳnh tâm sự: “Lúc đó khoảng 00h30 mình được đẩy thẳng vào phòng sinh. Nằm trên chiếc giường lạnh toát mà nước mắt cứ chực trào ra, mình tự trách bản thân do khờ khạo quá, không chuẩn bị kỹ càng sức khỏe mang thai nên con mới phải chào đời thiếu tháng.

Lúc mới lọt lòng em bé khóc hai tiếng rất to. Sau đó bác sĩ nói “Trời ơi, coi nó thở kìa! Thở thoi thóp vậy sao mà sống”. Tiếp đó các chị điều dưỡng lập tức cho con thở oxy và chuyển bé qua bệnh viện chuyên khoa Nhi của tỉnh để được chăm sóc tốt nhất”.

Cố ăn bát canh mẹ chồng nấu, mẹ Đồng Nai 24 tuần nhập viện trong đêm, đẻ con 7 lạng - 4

Chị Quỳnh thường xuyên khám thai định kỳ nên hoàn toàn yên tâm về sức khỏe trong suốt quãng thời gian bầu bí

Mẹ trẻ ôm con sinh non khắp bệnh viện cầu cứu

Em bé sinh ra chỉ nặng 700 gram, thở thoi thóp, nhịp tim đập rời rạc và phản xạ kém do hệ thống hô hấp còn yếu ớt, chưa hoàn thiện, xuất hiện các bệnh lý của trẻ sinh non. Ngay sau khi sinh, em bé đã được các bác sĩ chuyển qua bệnh viện chuyên khoa Nhi của tỉnh điều trị, theo dõi và chăm sóc.

Tại đây em bé được điều trị đặc biệt tuy nhiên tình hình vẫn không có gì cả thiện, gia đình chị Như thêm một lần nữa ôm con xuống bệnh viện Nhi đồng 2 (Tp.Hcm) tìm mọi cách để cứu con.

Bé con của chị Như Quỳnh nhập viện và được các bác sĩ đánh giá đây là trường hợp rất đặc biệt. Đội ngũ các y, bác sĩ đã phải thực hiện cấp cứu cho trẻ liên tục ngay sau khi chào đời đến khi di chuyển bằng ô tô để đến các bệnh viện đều phải hỗ trợ thở máy.

Ngoài việc huy động tối đa những trang thiết bị hiện đại nhất hiện có, trong quá trình điều trị và nuôi dưỡng cho trẻ, các y, bác sĩ đã phải phối hợp với các đồng nghiệp ở nhiều chuyên khoa lẻ trong bệnh viện để có được phương pháp điều trị và nuôi dưỡng cho trẻ được tốt nhất.

Việc điều trị, theo dõi, chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với sữa mẹ và bé đều được các y, bác sĩ nuôi dưỡng, chăm sóc chi tiết, tỉ mỉ hoàn toàn trong lồng kính và được kiểm soát với chế độ đặc biệt nghiêm ngặt.

Cố ăn bát canh mẹ chồng nấu, mẹ Đồng Nai 24 tuần nhập viện trong đêm, đẻ con 7 lạng - 5

Ròng rã suốt 6 tháng lấy bệnh viện làm nhà, chị Quỳnh và em bé cũng vượt qua quãng ngày đầy thử thách

Bác sĩ cũng nhấn mạnh, trẻ sinh non phải đối diện với rất nhiều nguy cơ như bại não, liệt vận động, xơ gan, xơ phổi vì thế việc điều trị vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với việc ứng dụng các kỹ thuật, biện pháp ứng dụng trong điều trị và chăm sóc để hạn chế nguy cơ cho trẻ sinh cực non.

Những trường hợp thai phụ gặp vấn đề trong quá trình mang thai có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, những trường hợp trẻ sinh ra cần phải được trợ giúp ngay của đội ngũ các y bác sĩ chuyên khoa sâu về sơ sinh.

Việc trẻ sinh ra được tiếp cận ngay với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa sơ sinh làm tăng cơ hội điều trị cho những trường hợp quá trình sinh không thuận lợi hoặc trẻ sinh ra có vấn đề cần phải can thiệp ngay càng sớm càng tốt.

Chia sẻ sau những tháng ngày đồng hành cùng con chiến đấu kiên cường, chị Như Quỳnh nhớ lại, lần đầu làm mẹ của chị thấm đẫm nước mắt do đã thiếu kiến thức chăm sóc thai kỳ, lại thêm sinh con thiếu tháng nên khó khăn lại chồng chất khó khăn.

Sau ngày xuất viện bé chỉ ngủ và không chịu ăn, nếu những ngày ở bệnh viện em bé cứ 3 tiếng được ăn 45ml sữa một lần thì về nhà mẹ ép mãi mới được 10ml nhưng lại nôn trớ ra hết. Lo lắng nên hai vợ chồng chị lại đưa con đi bệnh viện xét nghiệm, kết quả cho thấy con bị thiếu máu, giảm tiểu cầu và nhiễm trùng máu. Các bệnh lý trẻ sinh non còn chưa kịp phục hồi, gia đình thêm một lần nữa “vác” con đi điều trị.

Ròng rã suốt 6 tháng lấy bệnh viện làm nhà, chị Quỳnh và em bé cũng vượt qua quãng ngày đầy thử thách. Hiện tại sức khỏe của mẹ và bé đã ổn định hơn rất nhiều. Em bé có tín hiệu tăng cân và bú tốt, đôi lúc vẫn xuất hiện bệnh vặt nhưng sau tất cả đó là thành quả cả một sự cố gắng của mẹ con chị Như Quỳnh.

Em bé Hậu Giang sinh non 25 tuần nhỏ như chiếc bánh mì được nuôi sống kì diệu
Tưởng không thể sống vì sinh non và quá nhẹ cân, nhiều trẻ sơ sinh chưa nặng đến 1kg vẫn có cuộc sống khỏe mạnh nhờ các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc...
Bình An - Ảnh: NVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh non