Con dâu sinh xong kêu đau bụng, mẹ chồng bĩu môi nghĩ giả vờ để làm nũng, hậu quả khiến bà ân hận

Diệu Thuỳ - Ngày 15/03/2023 19:00 PM (GMT+7)

Thấy con dâu kêu đau, mẹ chồng Lam chẳng hỏi han, động viên được lời nào, thậm chí còn bóng gió: “Chỉ có ở nhà chơi, ăn với chăm em mà cứ kêu ca, chỉ giỏi làm nũng".

Sinh con được 1 tuần, Lam bỗng dưng cảm thấy rất khó chịu ở vùng bụng, có những cơn đau âm ỉ, thỉnh thoảng lại thấy cục cứng nổi lên. Lam nói chuyện với chồng, vì ông xã đang đi làm ở xa nên chỉ biết động viên vợ cố gắng và khuyên cô nên đi khám càng sớm càng tốt. 

Lam lấy chồng được hơn 1 năm nay. Sau khi mang thai, do sức khỏe yếu nên cô nghỉ việc ở nhà dưỡng thai. Lam trở thành cái gai trong mắt mẹ chồng vì bà luôn nghĩ con trai mình phải vất vả đi làm để nuôi vợ. Bản thân bà cũng khó chịu vì chẳng được nhờ mà ngược lại còn phải phục vụ con dâu. 

Lam trở thành cái gai trong mắt mẹ chồng vì bà luôn nghĩ con trai mình phải vất vả đi làm để nuôi vợ. (Ảnh minh họa)

Lam trở thành cái gai trong mắt mẹ chồng vì bà luôn nghĩ con trai mình phải vất vả đi làm để nuôi vợ. (Ảnh minh họa)

Cuộc sống của Lam ở nhà chồng không dễ dàng gì. Thương chồng nên Lam không dám kêu ca. Mỗi khi chồng hỏi cô đều nói mẹ chồng chăm sóc cho mình rất tốt để anh yên tâm làm việc. Cô cũng không muốn gây mất hòa khí trong nhà. 

Con dâu sinh xong nhưng ăn ít, mệt mỏi và nói bị đau bụng, mẹ chồng Lam chẳng quan tâm, thậm chí bà còn nghĩ nàng dâu giả vờ để làm nũng. Lúc bế cháu, bà bóng gió: “Sướng nhất mẹ em, chỉ có ở nhà chơi, ăn với chăm em mà còn cứ kêu ca, chỉ giỏi làm nũng”. Nghe mẹ chồng nói, Lam chỉ biết quay vào tường khóc thầm. Lam muốn đi khám nhưng ngại mẹ chồng nên đành thôi, cứ âm thầm chịu đau. 

Một đêm tỉnh dậy, Lam thấy đau bụng, gai gai rét nhưng người lại nóng ran. Cô kẹp nhiệt độ thì thấy mình sốt 40 độ. Không chịu nổi nữa nên Lam gọi mẹ chồng trông con giúp, một mình cô chịu đau vào bệnh viện thăm khám. Khi đi, Lam vẫn kịp nhìn thấy gương mặt khó chịu của bà. 

Đến bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán Lam bị bế sản dịch, vì không được điều trị kịp thời nên biến chứng khá nặng, bị nhiễm trùng, suýt phải cắt bỏ tử cung. Rất may là tình trạng sức khỏe của Lam sau đó đã ổn định. Chồng Lam hay tin thì tức tốc về ngay. Nghe những lời bác sĩ nói, cả chồng và mẹ chồng Lam đều sững sờ. 

Nàng dâu rộng lượng cũng chẳng oán trách, chỉ mong về sau, mẹ sẽ hiểu và thông cảm cho mình hơn. (Ảnh minh họa)

Nàng dâu rộng lượng cũng chẳng oán trách, chỉ mong về sau, mẹ sẽ hiểu và thông cảm cho mình hơn. (Ảnh minh họa)

Nhìn con dâu đau đớn, cháu khóc ngằn ngặt vì phải xa mẹ, không được bú sữa mẹ, mẹ chồng của Lam ân hận vô cùng. Chỉ vì sự ích kỷ của bản thân, bà đã luôn nghĩ xấu cho con dâu rồi xảy ra cơ sự này. Lần đầu tiên sau hơn 1 năm làm dâu, Lam nghe thấy mẹ chồng nói lời xin lỗi mình. Nàng dâu rộng lượng cũng chẳng oán trách, chỉ mong về sau, mẹ sẽ hiểu và thông cảm cho mình hơn. 

Bế sản dịch sau sinh nguy hiểm như thế nào?

Hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được mà ứ đọng lại trong tử cung được gọi là bế sản dịch sau sinh. Hiện tượng này xảy ra ở cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ. 

Khi có những dấu hiệu sau đây, rất có thể sản phụ đã bị bế sản dịch sau sinh: Sản dịch chảy rất ít, có mùi hôi, căng tức vùng hạ vị, thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau âm ỉ, sờ thấy cục cứng ở bụng, nhiệt độ cơ thể tăng cao,... 

Nếu không được phát hiện kịp thời, sản phụ bị bế sản dịch có thể đối diện với tình trạng nhiễm khuẩn sản dịch, rối loạn đông máu, chảy máu không cầm,... Những tình trạng này đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ. 

Để phòng ngừa bế sản dịch, chị em sau sinh cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cho con bú mẹ sớm, thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng, thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý,... Khi có dấu hiệu bất thường, cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời. 

Con dâu sinh xong kêu đau bụng, mẹ chồng bĩu môi nghĩ giả vờ để làm nũng, hậu quả khiến bà ân hận - 3

Bác sĩ Thịnh trong lùm xùm với bà Nhân: Làm vợ người ta có bầu còn được cảm ơn, gắn bó với nghề từ nỗi đau mất mẹ
Là "đạo diễn" từ đầu đến cuối ca sinh 5 duy nhất ở Việt Nam, Thạc sĩ, bác sĩ Cao Hữu Thịnh - nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM được xem là bác sĩ mát tay cho hàng nghìn người vợ hiếm muộn.

Chân dung bác sĩ sản khoa

Theo Diệu Thuỳ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu