Đến tháng chưa thấy “rụng dâu”, bạn trai hỏi vì sợ lỡ lấy về lại… “điếc”

Hà Linh - Ngày 05/03/2024 18:00 PM (GMT+7)

Kể từ khi cả hai xác định tiến đến hôn nhân, tháng nào thấy tôi chưa đến ngày “rụng dâu”, bạn trai lại hỏi han, thắc mắc như thể sợ sau này lấy tôi về, thì không thể sinh con được.

Yêu nhau hơn 1 năm, thấy đôi bên phù hợp, lại cùng quê nên tôi và Thành quyết định sẽ tiến tới hôn nhân. Vào dịp Tết vừa qua, cả hai đã chính thức về ra mắt gia đình hai bên, thế nhưng ngày ăn hỏi và đám cưới chắc sẽ phải lùi đến cuối năm do tôi đang tuổi kim lâu.

Vì xác định sẽ bên nhau lâu dài, nên chúng tôi thuê một căn hộ sống chung trước khi cưới. Mẹ chồng tương lai của tôi nhiều khi cũng đùa rằng “giờ cưới một mà được hai” thì bà yên tâm hẳn. Bà đưa ra ví dụ nào là cô này, cô kia trong xóm lấy chồng bao nhiêu năm cũng chẳng có lấy mụn con. Rồi chạy chữa hiếm muộn cơ man nào tiền của mà vẫn chưa có kết quả. Bây giờ không như thời xưa “ăn cơm trước kẻng” như là tội đồ. Còn hiện tại, nhà nào mà có được “cả trâu lẫn nghé” thì ai cũng mừng ra mặt.

Cứ chưa thấy tôi đến ngày có kinh nguyệt, anh lại hỏi han ra vẻ sốt sắng lắm. (Ảnh minh họa)

Cứ chưa thấy tôi đến ngày có kinh nguyệt, anh lại hỏi han ra vẻ sốt sắng lắm. (Ảnh minh họa)

Không hiểu có phải do bà nói nhiều, tác động tới tâm lý của bạn trai tôi không mà mấy tháng nay, cứ chưa thấy tôi đến ngày có kinh nguyệt, anh lại hỏi han ra vẻ sốt sắng lắm. Tuần rồi, trong lúc 2 đứa đang ngồi xem tivi, anh chợt nhớ ra nên mở điện thoại xem ngày tháng trước rồi thắc mắc: “Hôm nay đã mùng 3 rồi, anh tưởng tháng trước tầm này em “có dâu” rồi mà nhỉ? Sao giờ chưa thấy? Chắc lại lệch ngày rồi đấy”.

Tôi đáp: “Bình thường trước nay, từ thời con gái kinh nguyệt của em vốn cũng không đều. Chu kỳ thì thất thường nên em cũng ít khi để ý. Khi nào chuẩn bị tới ngày thì thường đau bụng, nên em biết thôi”.

Nghe câu trả lời của tôi xong mà anh không khỏi lo lắng. Anh bảo: “Em phải nghiêm túc đi kiểm tra hoặc uống thuốc để điều hòa trở lại. Không đều thế này sau ảnh hưởng đến sinh sản thì sao? Mình cũng nên sớm có con để ông bà yên tâm, hơn nữa tuổi của em cũng nhiều rồi đấy”.

Tôi hơi chạnh lòng một chút, nhưng nghĩ cũng phải. Thực ra do lâu nay tôi ít quan tâm chăm sóc cơ thể, nên không để ý tới những việc thiết thực đối với phụ nữ. Tôi cũng định bụng cuối tuần này được nghỉ, sẽ đặt lịch thăm khám sản phụ khoa, cũng coi như thăm khám toàn diện trước khi chúng tôi quyết định có em bé.

Chưa cưới mà tôi đã áp lực ngang vì sự quan tâm, soi mói hơi quá đà, chẳng biết đến lúc cưới về, mãi chưa có bầu thì anh có lập tức “thay mái” ngay không. (Ảnh minh họa)

Chưa cưới mà tôi đã áp lực ngang vì sự quan tâm, soi mói hơi quá đà, chẳng biết đến lúc cưới về, mãi chưa có bầu thì anh có lập tức “thay mái” ngay không. (Ảnh minh họa)

Thế nhưng chưa kịp đến cuối tuần, đúng lúc đang nghỉ trưa, bạn trai lại đã nhắn tin hỏi thăm tôi đầy lo lắng: “Em thế nào rồi? hôm nay khéo trễ cả tuần rồi đấy”. Nhìn dòng tin nhắn, tôi cũng chẳng biết nên phản hồi lại thế nào. Đúng là quả thật giờ nhiều người hiếm muộn, tôi hiểu tâm tư của anh và mẹ chồng tương lai. Thế nhưng chưa cưới mà tôi đã áp lực ngang vì sự quan tâm, soi mói hơi quá đà, chẳng biết đến lúc cưới về, mãi chưa có bầu thì anh có lập tức lấy vợ khác ngay không nữa?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều ảnh hưởng tới việc thụ thai như thế nào?

Nếu kinh nguyệt của bạn không theo một chu kỳ nhất định, có thể đến sớm, đến muộn hoặc thậm chí là vô kinh thì đó là kinh nguyệt không đều. Chu kỳ không đều cũng sẽ có nhiều tác hại như:

Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi, nhất là những người trên 30 tuổi.

Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm.

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.

Chu kỳ kinh kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh...

Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng,...

Giảm khả năng thụ thai do kinh nguyệt không đều dẫn đến hoạt động của buồng trứng bị thay đổi. Vì vậy, các nang trứng không thể chín và phóng đúng chu kỳ.

Nguy cơ vô sinh - hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến vô sinh - hiếm muộn.  

Đến tháng chưa thấy “rụng dâu”, bạn trai hỏi vì sợ lỡ lấy về lại… “điếc” - 3

Cưới 3 năm mới gặp mặt anh chồng, tôi tái mặt khi nghe anh hỏi: Ơ hết tịt rồi à?
Vừa rồi, cả nhà anh chồng tôi muốn về hẳn Việt Nam ở. Vì chưa biết và được gặp anh chồng bao giờ nên bố mẹ gọi tất cả các con về quê ăn một bữa cơm...

Tâm sự bà bầu

Theo Hà Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu