Con dâu đưa tiền lương cho mẹ chồng giữ, khi mang bầu cô nhận về chiếc thẻ ATM có số tiền gây choáng

Chương Ngọc - Ngày 01/03/2024 06:00 AM (GMT+7)

Cô không tin vào mắt mình khi nhìn vào số tiền có trong thẻ.

Vợ chồng cô Ngô Liên đến từ tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đều là những người lao động bình thường, thu nhập của cả hai chỉ ở mức đủ sống, thi thoảng mới dư thừa một chút. Được biết, cô Ngô Liên mồ côi cha từ nhỏ. Bố cô vốn là một tài xế taxi nhưng không may qua đời sớm vì một vụ tai nạn đáng tiếc. Sau sự cố bi thương ấy, hai mẹ con cô sống nương tựa vào nhau.

Mẹ cô là một người tốt bụng và ân cần, hết mực yêu thương và che chở cho con gái để cô lớn lên trong tình yêu thương đủ đầy. Mẹ cũng mong cô sẽ tìm được một người chồng tốt và sống cuộc đời bình yên và khỏe mạnh. Lên đại học, cô gặp người chồng tương lai của mình. Anh là con một, sống ở thành phố với điều kiện khá giả. Chuyện tình của cặp đôi diễn ra nhẹ nhàng, êm đềm, hiếm khi cãi vã. Sau khi ra trường, cả hai quyết định kết hôn.

Sau khi kết hôn, do chưa đủ điều kiện mua nhà riêng, cô Ngô Liên chấp nhận sống cùng với bố mẹ chồng. Bố chồng cô là một người rất tốt bụng, thường xuyên dặn dò cặp đôi nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya làm việc. Mẹ chồng cô thì ít nói hơn nhưng bà rất chịu khó.

Mẹ cô Ngô Liên luôn muốn con gái lấy được tấm chồng tốt. (Ảnh minh họa)

Mẹ cô Ngô Liên luôn muốn con gái lấy được tấm chồng tốt. (Ảnh minh họa)

Vì không muốn trở thành con dâu lười biếng trong mắt mẹ chồng, cô Ngô Liên thường xuyên giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn. Vì mới tốt nghiệp ra trường, kinh nghiệm làm việc còn ít nên vợ chồng cô Ngô Liên có thu nhập khiêm tốn, họ cũng chưa có ý thức sống tiết kiệm do chưa vướng bận con cái.

Điều này khiến mẹ chồng cô Ngô Liên không hài lòng. Bà đã yêu cầu cả hai đưa thẻ lương cho bà giữ hộ. Dù trong lòng không muốn nhưng để tránh bất hòa với mẹ chồng, cô Ngô Liên đã làm theo lời bà.

Do tiền lương không nằm trong tay nên vợ chồng cô Ngô liên ít đi mua sắm hơn hẳn. Cô cũng hạn chế mua quần áo, mỹ phẩm và đi ăn bên ngoài. Nhờ điều này mà cặp đôi tập trung hơn cho công việc và học tập lên cao. Sau một năm làm việc chăm chỉ, cả hai được thăng chức và thu nhập cũng cao hơn.

Vài tháng sau, cô Ngô Liên đi khám sức khỏe và nhận tin mình có thai. Tuy có chút ngoài ý muốn vì cô mới ổn định công việc nhưng người phụ nữ cũng cảm thấy rất vui khi bản thân sắp được làm mẹ. Mẹ chồng cô Ngô Liên cũng rất vui khi hay tin con dâu mang bầu. Bà đã gọi cô vào phòng riêng và đưa lại thẻ lương của hai vợ chồng để cô Ngô Liên chủ động chi tiêu, bồi bổ cơ thể và mua sắm đồ dùng cần thiết.

Cô Ngô Liên thấy may mắn khi có mẹ chồng tốt. (Ảnh minh họa).

Cô Ngô Liên thấy may mắn khi có mẹ chồng tốt. (Ảnh minh họa).

Ngày hôm sau, cô Ngô Liên kiểm tra số dư trong tài khoản thì choáng váng với số tiền ở trong đó, gần 500 triệu đồng. Trong khi đó, mức lương trung bình của cả hai vợ chồng chỉ có 17 triệu đồng hàng tháng. Hóa ra, bố mẹ chồng cô đã sử dụng một phần lương hưu của mình để cho thêm vào đó.

Sự thật này khiến cô Ngô Liên rất xúc động trước tình cảm của cha mẹ chồng dành cho cặp đôi. Họ giữ thẻ lương của cặp đôi để cả hai có một tương lai tốt đẹp hơn. Bố mẹ chồng cô cũng cho thêm hai vợ chồng để họ có tài chính vững chắc nuôi con được tốt hơn. 

Những điều về tài chính bạn cần lưu ý trước khi sinh em bé:

1. Hiểu về bảo hiểm y tế và dự tính chi phí

Vì sinh con tốn rất nhiều chi phí ngay cả khi bạn đã có bảo hiểm y tế.

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chỉ cần bạn đóng bảo hiểm 6 tháng liên tục trước khi sinh là sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn bảo hiểm thai sản trước khi sinh con. Lợi ích của việc tham gia bảo hiểm thai sản là gia đình bạn sẽ giảm được một khoản chi phí rất lớn cho việc sinh con và thăm khám thai sản.

2. Lập kế hoạch nghỉ thai sản

Bạn cần hiểu rõ mình được nghỉ sau sinh trong bao lâu và giai đoạn đó có ảnh hưởng đến kinh tế gia đình hay không.

3. Dự thảo ngân sách trước khi sinh

Sinh con đi kèm với việc phải mua sắm nhiều thứ và tốn nhiều tiền, do đó bạn nên đặt ra một giới hạn chi tiêu đồ dùng cho trẻ để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

4. Lập kế hoạch ngân sách sau khi sinh

Những chi phí như mua tã lót, sữa cho trẻ, sữa tắm em bé,… cũng cần lên kế hoạch trước.

5. Chọn bệnh viện hay bác sĩ nhi khoa nằm trong tuyến bảo hiểm y tế

Giúp bạn giảm số tiền phải chi trả cho việc thăm khám cho cả mẹ và trẻ.

6. Để dành một khoản tiền cho những lúc khẩn cấp

Nếu bạn chưa để dành số tiền này, hãy thực hiện ngay để phòng khi phải chi trả cho những lúc khẩn cấp như hư xe hay bị bệnh,…

Con dâu đưa tiền lương cho mẹ chồng giữ, khi mang bầu cô nhận về chiếc thẻ ATM có số tiền gây choáng - 3

Trai độc thân suýt xỉu vì đồng nghiệp đề nghị: Tớ muốn có bầu, tớ gần 30 tuổi rồi!
Nghe lời đề xuất cùng gương mặt nghiêm túc của Linh, chắc chắn cô ấy phải suy nghĩ lâu lắm mới rụt rè nói về chuyện tế nhị như thế với tôi.

Theo Chương Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu