Khác với phần lớn những đứa trẻ khác trên thế giới, em bé này chào đời có tới ba bố mẹ về mặt sinh học.
Bất kỳ ai trên đời này, nếu xét về mặt sinh học, chỉ có một người bố và một người mẹ mà thôi. Đứa trẻ sinh ra sẽ mang cấu trúc gen được pha trộn giữa hai người. Vậy nhưng không có chuyện gì là không có ngoại lệ.
Năm 2016, cả thế giới đã sửng sốt với trường hợp em bé đầu tiên ra đời có tới một người bố, hai người mẹ về mặt sinh học tại Mexico.
Em bé "ba bố mẹ" đầu tiên trên thế giới được sinh ra ở Mexico.
Cụ thể, cậu bé Abrahim Hassan có ADN từ bố mẹ của mình, nhưng trong đó có 1 đoạn mã gen từ người khác nữa. Mục đích của việc này là để cậu loại bỏ được một đoạn gen nguy hiểm chết người từ người mẹ.
Gần đây, một trường hợp tương tự đã được thực hiện thành công ở Anh. Danh tính của hai bà mẹ và đứa trẻ đều không được công bố. Tuy nhiên, theo tiết lộ từ trung tâm sinh sản Newcastle, nơi thực hiện ca thụ tinh cho biết, hai người phụ nữ tham gia đều bị một căn bệnh di truyền là động kinh giật cơ và hội chứng cơ vân rời rạc hay còn gọi là hội chứng Merrf. Đây là một hội chứng di truyền từ mẹ nên bất kỳ ai trong hai người thụ thai tự nhiên thì con sinh ra cũng sẽ bị căn bệnh này.
Việc thay thế một đoạn ADN trong gen sẽ giúp em bé sinh ra không bị bệnh di truyền từ mẹ. (Ảnh minh họa)
Biện pháp được đưa ra là thay ti thể để ngăn không cho các đoạn gen bị đột biến di truyền sang cho con. Trước tiên, các bác sĩ tạo ra một trứng thụ tinh bằng phương pháp IVF như bình thường nhưng thay vì để nó phát triển thành phôi, nhiễm sắc thể của cha mẹ sẽ lấy ra và cấy vào một quả trứng hiện tặng có sẵn đoạn ADN không bị bệnh thay thế. Như vậy, về mặt sinh học, đứa trẻ được sinh ra sẽ có 1 người bố và 2 người mẹ.
Trên thực tế, kỹ thuật thay thế ti thể này vẫn đang gây nhiều tranh cãi về mặt đạo đức trong giới y học và chỉ được hợp pháp hóa ở Anh.
Ý tưởng về những em bé “ba bố mẹ” đã từng làm dấy lên sự chỉ trích từ một số nhóm cho rằng nó có thể mở đường cho những “đứa trẻ theo đơn đặt hàng”.
Trên thực tế, kỹ thuật "ba bố mẹ" vẫn gây nhiều tranh cãi về mặt đạo đức.
Tại thời điểm được phê chuẩn tại Anh, Bộ trưởng Y tế Dame Sally Davies đã nhận xét: "Mục đích của việc đưa ra những quy định này là để đảm bảo rằng các bà mẹ mang ti thể bị lỗi có thể sinh con khỏe mạnh, không bị những căn bệnh tàn phá và thường gây tử vong do bệnh nghiêm trọng ở ti thể.
Điều quan trọng cần nhớ là ADN ti thể đại diện cho chưa đến 0,054% tổng số ADN, và không phải là một phần của ADN nhân, là thứ quyết định các đặc điểm cá nhân như tính cách, màu tóc và màu mắt của chúng ta".
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |