Cùng các mẹ Việt tham gia lớp học tiền sản để lắng nghe hướng dẫn về cách thở, rặn đẻ chuẩn khi sinh nở.
Chị em đều biết rằng việc học tiền sản là vô cùng quan trọng để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất về quá trình chăm sóc thai kỳ, cách thở, rặn đẻ và cách chăm sóc trẻ sau sinh. Hãy cùng các mẹ tham gia một lớp học tiền sản tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Trong buổi học này, mời các mẹ cũng học về cách thở, rặn đẻ chuẩn nhất, hỗ trợ quá trình sinh nở được dễ dàng và nhanh chóng với nữ hộ sinh Đặng Thúy Hằng (Khoa sản - Bệnh viện Việt Pháp)
Theo nữ hộ sinh Đặng Thúy Hằng, trong thai kỳ các mẹ bầu chỉ nên tăng từ 8-12kg là tối đa, 15kg cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên việc tăng cân còn phải phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của mẹ trước khi mang bầu.
Nữ hộ sinh lưu ý: "Trong suốt quá trình mang thai, chị em cần lưu ý không sờ tay vào bụng, xoa bụng vì có thể gây cơn co tử cung dẫn đến đẻ non. Ngoài ra, việc xoa đầu ngực trong thai kỳ cũng không được. Nguyên tắc trong thời kỳ mang thai là không ra máu, không ra nước và không có cơn co tử cung. Khi xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu nêu trêncần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay lập tức".
Các bà bầu tham gia lớp tiền sản tại Bệnh viện Việt - Pháp.
Theo chị Hằng, về lý thuyết từ tuần thứ 37 trở đi khi thai nhi đã điều chỉnh ngôi thì ít đạp hơn trước. Các mẹ cần lưu ý theo dõi con đạp hàng ngày, nếu buổi sáng ngủ dậy hoặc buổi chiều không thấy dấu hiệu của bé thì vẫn cần đến bệnh viện để kiểm tra cho chắc chắn. Bởi có khi trẻ đã điều chỉnh ngôi nên ít đạp nhưng cũng có khi trẻ đang bị yếu và kêu cứu nhưng mẹ không hay biết.
Nếu con đạp bình thường mà chuyển sang đạp nhiều cũng không nên chủ quan, cần đi khám ngay lập tức. Bởi có thể xảy ra trường hợp thai nhi quấn thêm vòng dây rốn vào cổ, bé sẽ kêu cứu khẩn cấp nên đạp nhiều hơn.
"Với các bà bầu văn phòng, ngồi máy tính chú ý cứ 1 tiếng đi lại 3-4 phút kèm uống 1 cốc nước để chân đỡ phù rồi mới làm việc tiếp. Khi có dấu hiệu chân phù, nhức váng đầu có thể đó là triệu chứng sớm của nhiễm độc thai nghén, nguy cơ dẫn đến sản giật nên cần đến thăm khám ngay lập tức", bà bầu cần chú ý.
Dưới đây là video hướng dẫn cách thở và rặn đẻ khi chuyển dạ và video bài tập thể dục cho mẹ bầu:
Video hướng dẫn thở, rặn đẻ cho bà bầu
Video hướng dẫn bài tập thể dục cho bà bầu, riêng động tác chống bế sản dịch (chỉ tập sau sinh, không tập trước sinh)
Chi tiết về hình ảnh bài tập thể dục thông dụng cho mẹ bầu. Với bài tập này, chị em có thể tập luyện trong cả 9 tháng thai kỳ, sẽ giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, đau nhức và hỗ trợ quá trình chuyển dạ được dễ dàng.
Động tác 1: Để hai chân ở trước, đan vào nhau, lưng thẳng, hai tay lần lượt đưa lên cao, tay còn lại chống hông.
Đông tác 2: Giữ nguyên tư thế ngôi, 2 tay đầu gối, vung tay thẳng ra phía trước để khớp vai được vận động xoay 1 vòng rồi về vị trí đặt tay lên đầu gối
Động tác 3: Vẫn tư thế ngồi như lúc đầu, thẳng lưng, hai bàn tay đặt lên vai, giơ một tay lên cao kết hợp hít vào rồi hạ tay xuống đặt lên vai kết hợp thở ra.
Động tác 4: Hai tay chống mạng sườn, mục tiêu với tới đầu ngón chân đối diện, không được co chân.
Động tác 5: Hai tay để đầu gối, xòe 2 chân ra rồi đưa về vị trí ban đầu
Động tác 6: Hai tay chống hông, chân duỗi hình chữ V phía trước người rồi xoa từ bắp chân đến bàn chân
Động tác 7: Làm tương tự như động tác hít thở nhưng mẹ bầu quỳ gối xuống sàn.
Động tác 8: Nằm ngửa người, chân co lên, và nâng người
Động tác 9: Nằm ngửa người, tay vung ra sau
Động tác 10: Nằm ngửa, chân giơ lên cao lần lượt
Động tác 11: Nằm ngửa chân giơ lên cao, vung tay ra sau cùng chiều
Động tác 12: Nằm ngửa chân giơ lên cao, tay vung ra sau, chân trái thì vung tay phải ngược lại.
Mời các mẹ đón đọc Phần tiếp theo: Buổi học tiền sản về cách chăm sóc trẻ sơ sinh (bao gồm cách quấn tã, cách tắm cho trẻ) vào 05h00 thứ 3 ngày 24/12/2013 trên chuyên mục Bà bầu. |