Nói không quá chứ từ ngày có thêm mẹ chồng, chi phí nhà tôi tăng chóng mặt. Tiền chợ đưa bao nhiêu cũng chỉ được 3 hôm là bà báo hết.
Từ lúc còn yêu nhau, chồng vẽ ra tương lai tương sáng lắm:
“Em yên tâm, bọn mình ở thành phố còn công việc. Có việc hoặc lâu lâu về thăm bố mẹ chứ có phải sống chung đâu mà em sợ mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu”.
Quá nhiều tấm gương đi trước đã chứng minh cho tôi thấy mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn là một vấn đề nhạy cảm và dễ gây rạn nứt. Đó là lí do tôi phải ra điều kiện với chồng trước khi cưới: “Để có được em, việc anh cần làm là mua được nhà Hà Nội rồi tính tiếp”.
Mặc dù mỗi người sống một nơi nhưng mẹ chồng luôn tham gia vào từng chi tiết nhỏ trong nhà. (Ảnh minh họa)
Chung cư có rồi, đám cưới cũng xong rồi nhưng tôi phát hiện ra trong mọi trường hợp, dù đúng sai thế nào chồng luôn đứng về phía mẹ anh. Đó là điều khiến tôi tức giận.
Mặc dù mỗi người sống một nơi nhưng mẹ chồng luôn tham gia vào từng chi tiết nhỏ trong nhà. Bà để ý và biết tôi thích ăn đồ chiên rán, biết là không tốt nhưng không góp ý với tôi mà lại thông qua con trai để “bới móc” con dâu.
Công việc của tôi thường phải đi sớm về khuya, đó là điều cũng làm bà khó chịu. Có lần chồng đang tắm thì mẹ anh gọi đến, tôi bấm nút nghe nhưng chưa kịp chào thì đầu bên kia bà vội nói:
“Con làm gì mà mẹ gọi mấy cuộc không nghe, thấy gọi nhỡ cũng không gọi lại. Trưa thấy vợ con đăng ảnh lên facebook, mẹ thấy mặc cái váy ngắn quá đầu gối. Con phải canh chừng nó đấy, gái có chồng rồi mà ăn mặc lửng lơ vậy thì coi sao được?”.
Bực quá, tôi chào lớn: “Thưa mẹ, là con đây ạ. Anh Toàn đang tắm” làm bà giật mình. Như bị bắt quả tang nói xấu sau lưng, bà vội lấy cớ đi dọn cơm cho bố chồng rồi tắt máy.
Tối đó, tôi kể lại toàn bộ câu chuyện cho chồng đồng thời tỏ thái độ bất bình với mẹ anh. Nhưng anh bênh mẹ, cho rằng chuyện chẳng có gì mà tôi làm quá lên. Có lẽ là do tôi nhạy cảm, tại tôi hết.
Tháng trước, mẹ chồng bảo bị mệt, ho nhiều, không ăn được nên chồng tôi đưa bà đi khám thì bác sĩ kết luận bị trào ngược dạ dày, viêm phổi, huyết áp cao. Bệnh của bà chưa cần nằm viện nhưng phải tái khám thường xuyên nên bà về nhà tôi ở hẳn để tiện cho viện điều trị.
Về sống chung với con dâu, mẹ bảo: “Con đưa tiền sinh hoạt mẹ đi chợ, cơm nước chu đáo, 2 đứa yên tâm đi làm”. Tôi lăn tăn lắm nhưng không đưa không được, mà bà cũng chỉ ở đây cùng lắm 2, 3 tháng thôi nên cố gắng nhịn vậy.
Nói không quá chứ từ ngày có thêm mẹ chồng, chi phí nhà tôi tăng chóng mặt. Tiền chợ đưa bao nhiêu cũng chỉ được 3 hôm là bà báo hết. Trong vòng có nửa tháng mà tôi đưa bà 10 triệu rồi.
Thật sự quá tốn kém, than với chồng thì anh bảo chả mấy khi, cứ chiều một chút để bà vui. Nghĩ đi nghĩ lại, chồng chỉ nghĩ cho cảm xúc của bà mà không biết tôi phải nai lưng kiếm từng đồng mua sữa cho con anh. Chưa kể, tháng này thằng bé ốm liên tục, hết thủy đậu lại chuyển sang đi ngoài, ho sốt.
Tôi cũng đang mang bầu bé thứ 2 được 10 tuần. Vấn đề là lần mang thai này tôi nghén dữ lắm, tuần trước còn bị một trận sốt rét thừa sống thiếu chết nên có mẹ chồng ở đây cũng đỡ đần được phần nào. Bà cũng bảo có thể sẽ sống ở đây đến ngày tôi sinh nở.
Nghĩ đơn giản nếu bà sống luôn ở đây đến ngày tôi sinh thì đóng góp chút tiền ăn cũng là chuyện hết sức bình thường nên tôi nhỏ nhẹ nói riêng với mẹ chồng “góp 2 triệu/tháng”. Bà không nói gì khiến tôi tưởng bà đồng ý.
Bà không nói gì khiến tôi tưởng bà đồng ý. (Ảnh minh họa)
Vậy mà sáng nay ngủ dậy, tôi thấy 2 triệu trên bàn kèm vài dòng viết nguệch ngoạc trách móc con dâu của bà. Còn bà thì đã bỏ về quê. Khi biết chuyện, chồng quay ra quát tôi ích kỷ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền. Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Cảnh nhà thì đang rối như tơ vò như thế, chưa biết phải làm sao. Tôi thì đang lo mới đang trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà bị sốt rét liệu có ảnh hưởng gì đến con không? Đọc trên mạng thấy khá nguy hiểm mà cả nhà tôi chẳng ai quan tâm đến bà bầu này cả. Chị nào đã từng bị như vậy thì chia sẻ cho tôi xin kinh nghiệm được không?
Bị sốt rét khi mang bầu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Tình trạng bà bầu bị sốt rét có thể gây ra rất nhiều biến chứng nặng khó chữa trị, đặc biệt là khi bệnh không được phát hiện sớm và phương pháp điều trị không hợp lý. Vậy thì mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra cho em bé như thế nào?
- Người mẹ bị sốt rét có thể bị thiếu máu chính vì vậy khả năng cung cấp oxy cũng như các chất dinh dưỡng vào cơ thể bé cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều, em bé sẽ bị chậm phát triển hơn bình thường. Tình trạng này được gọi là hội chứng chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR). Trong một vài trường hợp, em bé chỉ có cân nặng dưới 2,5kg khi mới được sinh ra dẫn đến khả năng phát triển cơ thể toàn diện khá khó khăn, thậm chí có nguy cơ tử vong.
- Khả năng thai bị sảy do bà bầu bị sốt rét là khá cao: Trong những tháng thai kỳ đầu tiên nếu mẹ bầu bị sốt rét nhưng không được chữa trị đúng cách thì khả năng sảy thai có thể chiếm tới 50%. Chính vì vậy, các bà bầu tuyệt đối không được coi nhẹ tình trạng bệnh này để kịp thời chữa trị, tránh những rủi ro không đáng có.
- Hiện tượng trẻ bị nhiễm những loại ký sinh trùng giống người mẹ là rất cao (tính lây truyền học) vì vậy các chuyên gia khuyến cáo phải điều trị bệnh sốt rét ở mẹ bầu dứt điểm, tránh tình trạng di truyền sang thai nhi.