Người mẹ chồng bày tỏ sự hối hận không thôi và khẩn cầu con dâu của mình.
Mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu là vấn đề chứa nhiều điều phức tạp. Đặc biệt, khi gia đình có thêm thành viên nhí xuất hiện, mọi thứ lại càng rắc rối hơn. Câu chuyện của cô Hồ Mỹ Hà, đến từ thành phố Cái Châu, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc là một ví dụ.
Mỹ Hà cho biết cô mang thai trước khi cưới nên mẹ chồng tỏ thái độ khinh thường cô. Hôn lễ cũng diễn ra một cách chóng vánh đơn giản. May mắn là cô có một người chồng hiểu chuyện, luôn yêu thương vợ.
Sau khi kết hôn, gần đến ngày sinh, vợ chồng Mỹ Hà đã nhiều lần ngỏ ý muốn mời bà về nhà sống chung để lo chuyện chăm sóc cháu sau này. Tuy nhiên, mẹ chồng từ chối với lý do còn phải chăm cháu ngoại còn nhỏ, khi nào Mỹ Hà sinh thì tính sau.
Trước thời gian dự sinh một tuần, người chồng đã thuyết phục mẹ mình về nhà sống chung vì anh không yên tâm để vợ bầu ở nhà một mình. Tuy nhiên mẹ chồng vẫn từ chối, lần này bà lấy lý do phải chăm sóc mẹ đẻ 80 tuổi, bà ngoại của chồng Mỹ Hà.
Mẹ chồng lần lữa lấy hết lý do này đến lý do khác để từ chối chăm lo con dâu sắp sinh. (Ảnh minh họa)
Dù cụ bà có vợ chồng con trai út chăm lo nhưng mẹ chồng Mỹ Hà chê bai em trai không biết chăm mẹ, bà tin rằng mình mới là người chu toàn nhất. Vì thương vợ và không thể nào thuyết phục được mẹ mình, chồng Mỹ Hà đã xin nghỉ phép ở nhà chờ đến ngày vợ lâm bồn.
Sau khi Mỹ Hà sinh con trai, mẹ chồng tuyệt nhiên không xuất hiện ở viện. Chồng Mỹ Hà rất thất vọng về mẹ mình và bày tỏ sự bất mãn với bà qua cuộc điện thoại căng thẳng.
Chị dâu của Mỹ Hà là một người khá tâm lý nên đã bàn bạc với gia đình để Mỹ Hà sống chung với họ trong thời gian ở cữ. Nhờ thế mà mẹ con Mỹ Hà được chăm sóc chu đáo và chồng cô cũng thu xếp thời gian để đi làm, lo cho kinh tế của gia đình.
Sau thời gian ở cữ, vì không có ai trông con giúp nên Mỹ Hà buộc phải xin nghỉ việc, trở thành bà mẹ bỉm sữa toàn thời gian. Nửa năm sau, đột nhiên mẹ chồng cô đến nhà khóc lóc, nói rằng bà bị mẹ đẻ đuổi ra khỏi nhà. Hóa ra bà ngoại chồng Mỹ Hà bị mắc bệnh tuổi già, tính tình ngày càng khó chiều.
Mẹ chồng đến khóc lóc kể khổ với con dâu. (Ảnh minh họa).
Mẹ chồng Mỹ Hà nghĩ rằng chăm mẹ đẻ mình dễ hơn là chăm cháu mới sinh nhưng không ngờ thực tế lại phũ phàng đến vậy. Bà bất ngờ xin con dâu cho bà sống cùng để chăm sóc cháu nội được tốt hơn.
Tuy nhiên, mọi việc lẽ ra đã êm xuôi thì mẹ chồng Mỹ Hà lại yêu cầu vợ chồng cô phải trả tiền trông cháu cho mình. Lúc này Mỹ Hà kìm nén cơn giận dữ và uất ức trong lòng. Cô nói rằng mình không cần mẹ chồng chăm cháu vì giai đoạn khó khăn nhất vợ chồng cô đều đã vượt qua được. Giờ đứa trẻ dần cứng cáp, cô sẽ thu xếp để gửi con đi nhà trẻ.
Mẹ chồng Mỹ Hà nghe thấy vậy thì vừa thẹn vừa giận nhưng không dám làm to chuyện bởi vì chính bà trước đó năm lần bảy lượt từ chối chăm sóc chính cháu nội của mình. Giờ đây bà có bày tỏ sự bất mãn cũng không thể làm gì được nữa.
Một vài lưu ý chăm sóc bà bầu sau sinh cho những ai chưa có kinh nghiệm
Sau khi từ bệnh viện về nhà, mẹ vẫn cần có sự chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng xảy ra. Cụ thể như sau:
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ)
Khi chăm sóc bà bầu sau sinh, ngoài việc vệ sinh cá nhân hay dinh dưỡng, điều thường bị nhiều gia đình bỏ qua là theo dõi dấu hiệu sinh tồn của mẹ. Cụ thể là mạch đập, huyết áp và nhiệt độ. Nếu không thể tự theo dõi, mẹ có thể nhờ bác sĩ riêng hoặc sử dụng những dịch vụ chăm sóc sản phụ tại nhà để có thể khắc phục những vấn đề về sức khỏe sau sinh kịp thời.
Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch
Sản dịch thường kéo dài khoảng 7 ngày, thường có màu như kinh nguyệt, mùi tanh nồng rồi chuyển sang hồng nhạt. Sản dịch sẽ hết hẳn sau 4 tuần. Nếu mẹ lo lắng không biết sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại thì câu trả lời cho mẹ là sau khi hết sản dịch. Tức mẹ có thể có kinh trở lại như thường kỳ sau 4 tuần. Mẹ cần lưu ý biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sau sinh.
Nếu tử cung co thắt gây đau thì có thể chườm đá hoặc dùng thuốc giảm đau.
Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn
Đây là điều rất quan trọng trong cách chăm sóc mẹ sau sinh thường. Vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng nước đun sôi để nguội 3 lần/ngày, nhất là sau đại, tiểu tiện. Khi rửa cần nhẹ nhàng theo hướng trước ra sau, không thụt sâu vào trong, rồi lau khô, thay băng vệ sinh. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên.
Theo dõi đại, tiểu tiệnSự ảnh hưởng của bài niệu oxytocin làm bàng quang rất nhanh đầy. Thậm chí trống bàng quang cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc mê – tê khi sinh do cắt, rạch hoặc tụ máu ở tầng sinh môn. Điều này khiến mẹ rất dễ bí tiểu sau sinh hoặc tăng trương lực ở bàng quang.
Trường hợp bí tiểu thường dễ xảy ra nếu mẹ chuyển dạ lâu hoặc sinh có can thiệp. Nếu mẹ bí tiểu lâu, ít đau thì có thể đi lại nhiều, xoa nắn vùng bàng quang, không thông tiểu khi không cần thiết để tránh nhiễm trùng.
Nếu mẹ bị táo bón sau sinh hãy ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, xoa nắn bụng và cố gắng vận động nhẹ nhàng sớm. Nếu sau 3 ngày vẫn chưa thể đại tiện thì phải thụt tháo phân.
Chăm sóc vú
Một vấn đề quan trọng trong quá trình chăm sóc bà bầu sau sinh là việc động viên mẹ cho con bú. Mẹ cần biết được tầm quan trọng của việc cho con bú như tránh đầu vú tụt, tắc tia sữa,… Để có đủ sữa cho con, mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ. Mẹ nên tập cho con bú theo cữ, và bắt đầu ngay sau sinh.
Việc tắm gội
Rất nhiều mẹ thắc mắc sau sinh có cần kiêng tắm trong tháng đầu tiên? Nhiều gia đình theo truyền thống vẫn kiêng tắm trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, sau sinh cơ thể mẹ tiết rất nhiều mồ hôi nên cần được tắm rửa sạch, nhất là vào mùa hè. Nếu để lâu không tắm, cơ thể nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Vận động sớm
Nếu sản dịch ít hoặc không có thì mẹ nên vận động sớm. Tránh để sản dịch ứ, tử cung khó co hồi rất dễ gây nhiễm trùng huyết, đôi khi phải cắt bỏ tử cung để giải quyết. Ngoài ra, việc vận động sớm cũng giúp mẹ giảm táo bón cũng như những vấn đề về bằng quang, giảm thuyên tắc phổi, tắc tĩnh mạch.