Những em bé được sinh ra ở tuần thai từ 23-28 có những nguy cơ cao về biến chứng bại não, hen suyễn, rối loại tăng động và cả các vấn đề về tầm nhìn, nghe, hệ tiêu hóa…
Theo thống kê, tại Mỹ cứ 10 ca mang bầu thì có 1 ca sinh non. Sinh non được tính là khi em bé chào đời sớm ở tuần 20-37. Thai kỳ đủ ngày tháng được tính khi em bé tròn 40 tuần nằm trong bụng mẹ.
Trẻ sinh non không chỉ nhỏ hơn các em bé cùng tuổi mà còn có thể gặp hàng loạt các vấn đề vể thể chất cũng như sự phát triển trong tương lai. Những em bé được sinh ra ở tuần thai từ 23-28 có những nguy cơ cao về biến chứng bại não, hen suyễn, rối loại tăng động và cả các vấn đề về tầm nhìn, nghe, hệ tiêu hóa… Em bé sinh non cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là hội chứng đột ngột tử vong (SIDS).
Những em bé được sinh ra ở tuần thai từ 23-28 có những nguy cơ cao về biến chứng bại não, hen suyễn, rối loại tăng động và cả các vấn đề về tầm nhìn, nghe, hệ tiêu hóa… (ảnh minh họa)
Điều đáng nói là có tới 2/3 số ca sinh non không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Dù vậy, các bác sĩ cho biết có một số yếu tố trong cuộc sống của sản phụ có thể làm tăng nguy cơ sinh non:
Mẹ đã từng sinh non
Một trong những bà mẹ có nguy cơ sinh non cao nhất phải kể đến là những người đã từng bị sinh non trước đó. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ trước đây đã từng sinh non có nguy cơ sinh non ở những lần tiếp theo lên đến 30-50%.
Mẹ sinh con quá liền nhau
Nghiên cứu cũng cho thấy nếu người mẹ có thai quá gần nhau cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Trên thực tế, có khoảng hơn một nửa số phụ nữ mang bầu sau khi sinh lần trước 12 tháng., tuy nhiên các chuyên gia khuyên thời gian tối thiểu này nên là 18 tháng.
Mẹ có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm
Trong năm 2014, 375 cơ sở y tế thành viên của Hiệp hội Công nghệ hỗ trợ sinh sản (SART) thực hiện 190.384 chu kỳ IVF và kết quả là 65.175 trẻ sinh non, chiếm khoảng 1/3 số ca thụ tinh trong ống nghiệm. Những người phụ nữ thụ thai bằng phương pháp IVF tăng nguy cơ sinh non so với những phụ nữ thụ thai bằng phương pháp tự nhiên.
Mẹ sinh đôi hoặc đa thai
Sinh non là biến chứng thường gặp nhất đối với phụ nữ mang đa thai. Trong thực tế, tỷ lệ sinh non tăng 50% đối với các ca sinh đôi, 90% đối với sinh ba và 100% ở ca sinh tư trở lên.
Sinh non là biến chứng thường gặp nhất đối với phụ nữ mang đa thai. (ảnh minh họa)
Mẹ có cổ tử cung ngắn
Những phụ nữ có cổ tử cung ngắn lại sau khi trải qua các thủ thuật cắt bỏ cổ tử cung bằng vòng nhiệt điện (LEEP) nên kiểm tra tiền ung thư hoặc nguy cơ sinh non.
Mẹ bị trầm cảm
Theo các chuyên gia y tế, những phụ nữ mang thai bị trầm cảm tăng 30-40% nguy cơ sinh non khoảng 32-36 tuần thai, trong khi người chồng bị trầm cảm cũng làm tăng 38% nguy cơ vợ sinh non 22-31 tuần thai.
Mẹ tăng cân quá ít trong thai kỳ
Mặc dù gần một nửa số phụ nữ thường tăng cân trong khi mang thai, tuy nhiên 21% phụ nữ mang thai thiếu cân và điều này tăng nguy cơ sinh non, theo một nghiên cứu trên tạp chí Obstetrics and Gynecology. Mặc dù quan niệm “ăn cho hai người” là sai lầm nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục vừa phải có thể là một cách để ngăn ngừa sinh non.
Mẹ bị nhiễm trùng
Phụ nữ mang thai mắc bệnh nhiễm trùng như viêm âm đạo do vi khuẩn, chẳng hạn Mycoplasma và Ureaplasma có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
Mẹ tiếp xúc với không khí ô nhiễm
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Langone, thuộc ĐH NewYork 16.000 ca sinh non ở Hoa Kỳ có liên quan đến ô nhiễm không khí. Nguy cơ sinh non do tiếp xúc thường xuyên với môi trường không khí ô nhiễm đã được nhiều chuyên gia y tế cảnh bảo. Họ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên dưỡng thai ở nơi có không khí trong lành, hạn chế tiếp xúc những khu vực có nhiều phương tiện giao thông qua lại, các khu công nghiệp...