Việc trì hoãn thiên chức làm mẹ có thể gây nhiều nguy cơ về sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Ngày nay, phần lớn các cặp vợ chồng đều muốn dành thời gian cho bản thân và trì hoãn kế hoạch mang bầu, sinh con đến sau tuổi 30, thậm chí là sau tuổi 35. Xu hướng này đang khiến các chuyên gia y tế vô cùng lo ngại bởi vì nguy cơ mà họ phải đối mặt khi mang bầu, sinh con quá muộn.
Mang thai muộn, sự rụng trứng có thể xảy ra không đều đặn, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Số lượng trứng sẽ giảm dần theo độ tuổi
Phụ nữ càng lớn tuổi thì lượng trứng trong cơ thể càng giảm đi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khả năng thụ thai sẽ giảm dần.
Theo các chuyên gia khi ở trong bụng mẹ, một bé gái đã có khoảng 6 triệu trứng trong buồng trứng nhưng khi chào đời, bé chỉ còn khoảng 2 triệu trứng. Đây là trứng chưa trưởng thành và rất nhiều trong số đó sẽ không phát triển khi bé gái lớn lên. Khi cô gái đến tuổi dậy thì sẽ còn khoảng 300 nghìn trứng và trong cả cuộc đời chỉ có khoảng 400 trứng thực sự trải qua quá trình rụng trứng. Càng nhiều tuổi thì lượng trứng này càng giảm cả về số và chất lượng. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định, sau tuổi 30, sự rụng trứng có thể sẽ xảy ra ít hơn và hay bị rối loạn.
Dễ gặp các vấn đề về rụng trứng
Khi tuổi càng lớn thì một số vấn đề liên quan đến sự rụng trứng như tắc nghẽn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung… càng phổ biến hơn. Chính những vấn đề này sẽ ngăn cản quá trình thụ thai của mẹ.
Nguy cơ bị tật bẩm sinh cao
Tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh được sinh ra từ những bà mẹ lớn tuổi cao hơn nhiều so với những người ở độ tuổi từ 20-30. Theo các chuyên gia, xác suất trẻ bị dị tật bẩm sinh là 1/30 với phụ nữ mang bầu sau tuổi 45. Trong khi đó, với những bà mẹ ở tuổi 30 chỉ là 1/1000. Điều này có nghĩa là cơ hội để có một đứa con khỏe mạnh càng cao khi bạn mang bầu ở tuổi còn trẻ.
Nguy cơ sảy thai và sinh non
Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng tỷ lệ bà mẹ bị sảy thai, sinh non cũng tăng lên theo độ tuổi người mẹ mang thai.
Mẹ bầu lớn tuổi thụ thai, em bé có nhiều nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. (ảnh minh họa)
Sinh nở khó khăn
Không chỉ khó thụ thai, những bà mẹ mang thai ở tuổi ngoài 35 còn phải đối mặt với quá trình chuyển dạ, sinh nở khó khăn hơn.
Tuổi tác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới
Các vấn đề về khả năng sinh sản có thể gia tăng cả ở nam và nữ giới sau tuổi 35. Vì vậy nếu bạn kết hôn với chồng hơn nhiều tuổi thì càng cần phải lên kế hoạch sinh con sớm, khi 2 người còn trẻ.
Nuôi dậy con cái khó khăn
Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, nguy cơ sinh nở mà việc đẻ con muộn còn ảnh hưởng đến cả việc nuôi dậy con cái sau này. Một trong những bà mẹ già nhất thế giới, sinh con đầu lòng ở tuổi 72 đã từng thừa nhận việc sinh con muộn khiến cô vô cùng đuối sức, bị đau lưng trầm trọng và em bé cũng không đủ dưỡng chất phát triển, không có sữa cho con bú.
Vì vậy để có sức khỏe tốt nhất chăm sóc con cái, các cặp đôi không nên mang bầu, sinh con khi đã đến tuổi trung niên.