Ngay khoảnh khắc em bé chào đời, cơ thể mẹ sẽ lập tức giảm gần 6kg.
Sau khi sinh con, hầu hết các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nằm nghỉ ngơi 2 tiếng rồi mới rời khỏi phòng sinh. Nhiều bà mẹ cảm thấy khỏe khoắn nên thường thắc mắc không hiểu sao lại phải đợi sau 2 tiếng mới được xuống giường.
Trên thực tế, ngay sau khi sinh, cơ thể các mẹ thay đổi rất nhiều và đang chuẩn bị sẵn sàng cho sự phục hồi nên cần được theo dõi sát sao.
1. Cân nặng lập tức giảm 5kg
Gần đây, một người mẹ chia sẻ khi mang thai cô tăng 9kg, sinh em bé nặng 4kg nhưng sau khi sinh cơ thể lập tức giảm 7kg, chỉ nặng hơn lúc còn son 2kg. Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy "ghen tị" với bà mẹ này vì không phải khổ sở giảm cân nữa.
Tuy nhiên, thực tế là hầu hết các bà mẹ đều có thể giảm khoảng 5kg ngay sau khi sinh. Cân nặng này bao gồm cân nặng của bé (3-4kg), nhau thai (0,5kg), nước ối (1kg).
Bé ra đời mẹ sẽ thấy cơ thể nhẹ nhõm hơn vì trọng lượng giảm khoảng 5kg. (Ảnh minh họa)
2. Nhau thai sổ ra ngoài
Quá trình sinh con được chia làm ba giai đoạn: chuyển dạ, sinh con và sổ nhau thai.
Trong khi giai đoạn chuyển dạ có thể kéo dài 8-12 giờ, sinh nở khoảng 20 phút - 2 giờ thì sổ nhau thai lại chỉ mất 5-30 phút (phổ biến nhất là 10 phút) sau sinh.
Sau khi trẻ chào đời, các cơn co thắt nhẹ sẽ xuất hiện ở tử cung. Đó là dấu hiệu cho thấy nhau thai của người mẹ đang tách khỏi thành tử cung và chuẩn bị sổ ra ngoài. Bác sỹ, hộ sinh có thể sẽ thực hiện một vài động tác mát-xa để tạo áp lực lên tử cung của người mẹ và dây rốn có thể bị kéo dãn nhẹ. Nhờ đó, nhau thai được sổ ra ngoài. Nếu hơn 30 phút mà nhau thai chưa sổ ra thì mẹ đã bị biến chứng sót nhau và cần được cấp cứu gấp.
3. Tử cung co lại
Tại thời điểm chuyển dạ, tử cung của mẹ nặng hơn 15 lần – không tính trọng lượng thai và nước ối chứa bên trong – và có sức chứa lớn gấp ít nhất là 500 lần so với trước khi thụ thai.
Cho bé bú là cách giúp mẹ kích thích tử cung co lại nhanh hơn. (Ảnh minh họa)
Trong giờ phút sau khi em bé vừa chào đời, những cơn co thắt khiến tử cung co hồi, tự siết lại như nắm đấm, các xơ chằng co lại tương tự như sự co bóp trong quá trình sinh nở. Những cơn co thắt này cũng khiến nhau thai bong khỏi thành tử cung. Sau khi bánh nhau được lấy ra, tử cung tiếp tục co hồi đồng thời đóng lại các mạnh máu hở nơi bánh nhau bám vào khi thai nhi còn trong bụng mẹ.
Khi tử cung tiếp tục co lại, mẹ có thể cảm thấy đau quặn bụng tương tự chuột rút – được gọi là những đau co dạ con.
Từ sau khi sinh, tử cung sẽ co dần 1-2cm mỗi ngày, khoảng 10-14 ngày sau sinh, tử cung nhỏ hơn và quay lại khoang chậu. Tuy nhiên, để tử cung sau sinh có thể khôi phục lại kích thước ban đầu, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên cho con bú vì việc bé tác động vào đầu ti sẽ kích thích tử cung co bóp và hồi phục nhanh hơn.
4. Các cơ quan nội tạng trở về vị trí ban đầu
Khi mang thai, tử cung mẹ phình to và đẩy các cơ quan nội tạng như phổi, gan, một phần ruột,... lên trên. Khi em bé chào đời, tử cung co lại thì đồng thời các cơ quan này sẽ cũng trở lại vị trí ban đầu.
Các cơ quan nội tạng của mẹ thay đổi vị trí khi mang thai. (Ảnh minh họa)
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |