Nhà ngoại cho 300 triệu làm IVF nhưng chồng lấy tiền đó cho nhà nội sửa bếp, nói một câu khiến vợ đau lòng

Thảo Nguyên - Ngày 06/03/2024 18:00 PM (GMT+7)

Anh dù mong muốn có con sớm nhưng lại tiếc tiền mỗi lần thăm khám, thuốc thang.

Trước khi lấy chồng, tôi cũng biết mình bị lạc nội mạc tử cung. Bác sĩ nói tế bào nội mạc tử cung đi “lạc” vị trí nào sẽ phát triển tại đó, tạo thành những ổ lạc nội mạc tử cung, gây rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, đau bụng….

Không may mắn cho tôi khi bị lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng nên làm giảm dự trữ noãn ở buồng trứng, ảnh hưởng đến chức năng phóng noãn và thụ tinh. Bác sĩ nói cần phải điều trị sớm để giảm những cơn đau khó chịu và cải thiện khả năng sinh sản cho tôi. Do đó, khi yêu và lấy chồng mình, tôi cũng đã kể hết bệnh tình với anh. Nhưng anh nói không vấn đề gì, chỉ cần có ít hy vọng vẫn sẽ cùng tôi tìm con.

Thời gian đầu, chồng đồng hành cùng vợ đến các bệnh viện làm thủ thuật. Về sau anh không quan tâm, coi như nguyên nhân hiếm muộn do vợ thì vợ phải tự làm. (Ảnh minh họa)

Thời gian đầu, chồng đồng hành cùng vợ đến các bệnh viện làm thủ thuật. Về sau anh không quan tâm, coi như nguyên nhân hiếm muộn do vợ thì vợ phải tự làm. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên sau khi kết hôn, chồng tôi như biến thành 1 con người khác. Anh dù mong muốn có con sớm nhưng lại tiếc tiền của mỗi lần thăm khám, thuốc thang. Lấy nhau 2 năm, vợ chồng đi làm được bao tiền đều đổ hết vào những lần điều trị hiếm muộn và anh càng thất vọng tràn trề khi vẫn chưa có tin vui.

Thời gian đầu, chồng vẫn đồng hành cùng vợ đến các bệnh viện làm thủ thuật. Về sau anh không quan tâm, coi như nguyên nhân hiếm muộn do vợ thì vợ phải có trách nhiệm tự làm. Biết tính chồng như vậy, từ 1 năm nay tôi thường 1 mình đến các viện lớn nhỏ. Khi đi về, anh cũng chẳng buồn hỏi han quan tâm còn chẹp miệng:

"Cô bị bệnh nặng thế sao có con được mà cứ cố tốn tiền chạy chữa làm gì? Cô nhìn xem, 2 năm lấy nhau vì tìm con mà 2 đứa có để ra được đồng nào đâu. Bố mẹ ở quê tôi cũng chẳng biếu xén được đây này". 

Chồng nói vậy khiến tôi buồn lắm nhưng nghĩ anh quá mệt mỏi, nói năng không suy nghĩ nên tôi cũng không đôi co. Cho tới gần đây bên nhà bố mẹ đẻ nhận được tiền đền bù thu hồi đất nông nghiệp được 500 triệu đồng. Vì thế họ cho con gái 300 triệu để làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), chỉ giữ lại 200 triệu tiết kiệm phòng thân. 

Hôm nhà ngoại gọi 2 vợ chồng sang cho tiền, chồng tôi phấn khởi, vui vẻ lắm. Khi về anh cũng bảo để anh cất đi, đợt nào cần làm IVF cứ bảo anh sẽ đưa. Tôi cũng cứ thế tin tưởng chẳng chút nghi ngờ nào nên quyết tâm lại bắt đầu IVF từ đầu.

Sau nhiều xét nghiệm, bác sĩ bắt đầu chuyển phôi nên tốn kém 1 khoản. Tôi bảo chồng đưa tiền nhà ngoại cho để mang ra lo liệu nhưng anh gắt:

“Hôm kia anh vừa gửi hết 300 triệu về quê cho bà nội sửa bếp để nhà cửa khang trang hơn rồi. Mà em bị như vậy còn chạy chữa làm gì cho tốn kém ra. Tốt nhất tiền đó sửa bếp, sau này nhà đó, bếp đó cũng là nhà mình”.

Nhà ngoại cho vợ 300 triệu tìm con mà chồng đưa hết cho nhà nội sửa nhà sửa bếp. (Ảnh minh họa)

Nhà ngoại cho vợ 300 triệu tìm con mà chồng đưa hết cho nhà nội sửa nhà sửa bếp. (Ảnh minh họa)

Nghe chồng nói vậy tôi tức điên lên và cạn lời với anh. Tôi phải vay mượn tiền của người bạn để trả cho lần chuyển phôi này. Hiện phôi chưa vào tổ nên tôi lo lắng không biết tỉ lệ thành công ra sao vì biết rõ không phải lần chuyển phôi nào vợ chồng cũng may mắn thành công.

Vì sao chuyển phôi nhiều lần thất bại?

Thất bại làm tổ liên tiếp nhiều lần trong thụ tinh ống nghiệm có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó, chất lượng phôi không tốt là nguyên nhân hàng đầu.

Nếu phôi có bất thường trong quá trình phân chia, khi được cấy vào lòng tử cung của người mẹ sẽ dẫn đến phản ứng đào thải, không cho phôi bám dính. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm hạn chế những cá thể không bình thường được sinh ra. Bên cạnh đó, chất lượng nội mạc tử cung chưa đủ điều kiện và các yếu tố khác liên quan như bệnh lý tại cơ quan sinh sản hoặc bệnh lý toàn thân cũng có thể khiến phôi bị đào thải.

Để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến làm tổ thất bại nhiều lần, bạn nên đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản để được khám toàn diện về sức khỏe sinh sản của cả vợ lẫn chồng. Bác sĩ sẽ xác định và điều trị căn nguyên, tăng cơ hội mang thai thành công trong chu kỳ IVF sau.

Các bác sĩ sẽ xem xét lại quá trình điều trị từ trước của bạn, trong đó gồm quá trình kích thích buồng trứng, chọc hút noãn, tạo phôi, chất lượng phôi sau nuôi cấy... Trường hợp chất lượng phôi không tốt, nguyên nhân sẽ do noãn hoặc tinh trùng. Nếu bạn lớn tuổi, dự trữ buồng trứng thấp, số lượng noãn ít và chất lượng kém, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ nhằm gom được nhiều noãn trưởng thành. Trường hợp chồng bạn tinh trùng dị dạng, di động kém... sẽ được chỉ định thực hiện các kỹ thuật cao cấp (TESE, micro-TESE) để thu được tinh trùng chất lượng tốt hơn.

Với hệ thống tủ nuôi cấy phôi trang bị camera quan sát liên tục và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên viên phôi học có thể quan sát được những phôi phát triển bất thường, lựa chọn được những phôi chất lượng tốt nhất để chuyển vào lòng tử cung. Kỹ thuật sinh thiết phôi cũng đóng vai trò giúp nhận diện những phôi phân chia bất thường.

Trước khi chuyển phôi, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuẩn bị nội mạc tử cung đủ các điều kiện giúp phôi bám dính và làm tổ, phát triển tốt. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý tại cơ quan sinh sản hay bệnh lý toàn thân, các bác sĩ liên chuyên khoa sẽ phối hợp điều trị, giúp bạn có thể trạng tốt nhất tăng tỷ lệ mang thai và thai kỳ khỏe mạnh.

Nhà ngoại cho 300 triệu làm IVF nhưng chồng lấy tiền đó cho nhà nội sửa bếp, nói một câu khiến vợ đau lòng - 3

Bí mật trong chiếc phong bì thưởng Tết cho 2 con dâu, phần của chị dâu vô sinh đầy bất ngờ
Gần Tết năm nay, bố mẹ chồng vừa sửa lại nhà xong. Đúng hôm hoàn thành, ông bà có việc phải về quê 3 ngày. Là dâu mới, tôi xung phong đến dọn dẹp nhà...

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu