Khi nghe mẹ quyết định vậy, tôi rất bất ngờ nhưng cũng không ngăn cản vì suy cho cùng tất cả là tài sản của mẹ tôi.
Bố mẹ tôi sinh được 4 người con. Tôi là con gái đầu, dưới tôi còn 3 đứa em trai nữa. Do bố mẹ kinh doanh từ ngày còn trẻ nên kinh tế khấm khá, họ đều nuôi chị em tôi ăn học thành tài.
Khi chúng tôi trưởng thành thì bố mất vì bạo bệnh, nhà chỉ còn 1 mình mẹ đứng ra lo liệu cho các con những chuyện lớn lao như mua nhà, đám cưới cho 4 con. 3 em trai tôi đều có việc làm ổn định, mức lương cao và lấy vợ sống ở thành phố. Còn tôi nhiều năm nay cũng định cư bên nước ngoài với chồng con.
Xót mẹ già 1 mình ở quê nhưng do công việc và cuộc sống bận rộn mà tôi không thể về thăm được. 1 năm vợ chồng tôi mới về thăm quê. Mọi việc ở quê đều nhờ cậy hết vào 3 em trai, em dâu, nhất là em dâu út cũng có vẻ rất thảo và hiếu nghĩa.
Chị Hiền bảo đây là bệnh di truyền cho con, có thể phòng ngừa bằng cách sàng lọc phôi trước khi chuyển và mang thai. (Ảnh minh họa)
Được cái nhà 3 em cũng khá giả, cuộc sống sung túc và có vẻ hiếu nghĩa với mẹ khi lần nào tôi gọi điện hỏi thăm các em cũng bảo bà vẫn khỏe. Em dâu út trước rảnh cũng hay về quê thăm mẹ chồng, có lúc không về được vẫn thường gửi quà và tiền về cho mẹ ăn tiêu.
3 năm trước thấy tuổi đã già, mẹ tôi bắt đầu làm di chúc chia cho 3 con trai mỗi người 1 căn nhà mặt phố ở vị trí đắc địa. Nếu không ở hay kinh doanh, bán đi cũng được 1 khoản tiền khủng. Bà cứ nghĩ tài sản chẳng cho con trai thì cho ai. Tôi xác định ở nước ngoài và là phận gái thì không nói làm gì.
Nhưng 3 năm nay sức khỏe của mẹ kém đi nhiều, có vài lần bà phải nhập viện điều trị nhưng lúc ấy gọi cho con dâu hay con trai thì con nào cũng cáo bận không về đưa đi được. Em dâu út muốn về quê chăm mẹ chồng thì lại đang bị dọa sảy thai, phải nằm treo chân tại giường nên lực bất tòng tâm. Em nói bác sĩ bảo không được đi lại nhiều nếu không muốn mất đứa con trong bụng này. Em cũng gọi điện mong mẹ chồng thông cảm.
Vì thế mẹ tôi phải nhập viện 1 mình. Qua người quen tôi thuê 1 phụ nữ trẻ tên là Hiền chăm sóc. Thương mẹ tôi đơn độc nên chị Hiền đối đãi tốt và coi bà như mẹ ruột nên chăm sóc tỉ mỉ, chu đáo làm mẹ tôi rất ưng và cảm động.
Sau những ngày ở viện về, bà ngỏ ý thuê luôn chị Hiền làm giúp việc trong nhà và hàng ngày bầu bạn với bà. Chị Hiền cũng đồng ý vì đang cần 1 số tiền lớn để chữa bệnh cho con đầu bị tan máu bẩm sinh. Vợ chồng chị sau sinh cuống cuồng đi xét nghiệm cũng mới biết chị và chồng đều mang gene bệnh tan máu (thalassemia).
Chị Hiền bảo đây là bệnh di truyền cho con, có thể phòng ngừa bằng cách sàng lọc phôi trước khi chuyển và mang thai. Tuy nhiên, vợ chồng chị lần đầu không biết mình mang gene bệnh nên di truyền cho các con.
Lần sinh con thứ 2 này, 2 vợ chồng quyết đi sàng lọc và phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh để chọn phôi chất lượng tốt cấy vào tử cung nhằm con sinh bình thường nhưng quá trình này tốn kém nhiều chi phí nên vợ chồng chị còn chưa dám tính đến.
Biết hoàn cảnh nhà chị Hiền khó khăn, mẹ tôi đã cho anh chị 300 triệu để chữa bệnh cho bé lớn và đi sàng lọc phôi lần sinh sau. Tới nay chị Hiền may mắn vừa đậu thai khỏe mạnh, thai nhi không mắc bệnh thalassemia khiến anh chị vui mừng và rất biết ơn bà. Họ ngày ngày chăm sóc, cho bà cuộc sống đầm ấm, sum vầy để trả ơn mà tôi và 3 em trai không làm được.
Vừa rồi, mẹ tôi lại ốm phải nhập viện suốt gần 2 tháng. Dù đã thông báo hết cho các con nhưng những ngày qua không 1 ai về thăm bà được. Em dâu út nhà tôi đã qua giai đoạn bị dọa sảy nhưng vẫn phải giữ gìn để an thai đến tận ngày sinh.
Bên bà chỉ có vợ chồng chị Hiền vẫn chạy đôn đáo lo liệu. Dù chị Hiền chẳng 1 lời xúi giục nhưng sau khi khỏi ốm, mẹ tôi đã quyết định thay đổi di chúc. Bà không cho 3 con trai 3 căn nhà kia nữa mà quyết định 1 căn cho con gái ở xa sau này còn có nơi để về, 1 căn cho quỹ từ thiện thành phố và 1 căn cho vợ chồng chị giúp việc để chị bán đi lấy tiền sàng lọc phôi.
Khi biết tin như vậy, tôi và luật sư, chị Hiền đều rất bất ngờ khuyên bà suy nghĩ thật kỹ nhưng bà bảo chưa bao giờ ân hận về việc thay đổi này. Bà cũng bảo sẽ không bao giờ thay đổi di chúc vừa làm lại.
Bà không cho 3 con trai 3 căn nhà kia nữa mà quyết định 1 căn cho con gái ở xa sau này còn có nơi để về, 1 căn cho quỹ từ thiện thành phố và 1 căn cho vợ chồng chị giúp việc đê sàng lọc phôi. (Ảnh minh họa)
Nghe mẹ nói mà tôi thấy đau lòng quá. Rõ mẹ có con đàn cháu đống nhưng lại chẳng nhờ cậy được vào con cháu, phải nhờ hết vào người xa lạ. Vợ chồng chị Hiền chẳng quen biết còn đối xử với bà tốt như vậy mà chị em tôi sống vô tâm với mẹ thế này. Ngay cả em dâu út nhà tôi cứ nghĩ thím ấy tốt bụng nhưng cũng chỉ tìm lý do để ngụy biện. Nếu quan tâm thật lòng tới mẹ, dù bầu bí có dọa sảy đi chăng nữa em ấy cũng cũng sẽ tìm cách về thôi vì từ quê lên phố có 1 tiếng ngồi ô tô chứ mấy.
Chỉ mong những ngày cuối đời mẹ được sống an yên bên vợ chồng chị Hiền. Chỉ mong sắp tới, vợ chồng chị Hiền sẽ được đón con yêu an toàn, khỏe mạnh. Không biết bố mẹ mang gen tan máu bẩm sinh có thể sinh con khỏe mạnh không mọi người?
Bố mẹ mang gen tan máu bẩm sinh có thể sinh con khỏe mạnh không?
Trước khi mang thai, bố mẹ mang gen tan máu cùng thực hiện xét nghiệm, sàng lọc trong ống nghiệm để nuôi phôi thai. Khi phôi thai khỏe mạnh sẽ được chuyển vào tử cung mẹ, phát triển thành em bé bình thường. Đây là cách mà y học giúp các cặp vợ chồng mang gen bệnh tan máu có thể sinh con khỏe mạnh.
Đến nay đã nhiều ca Thalassemia, teo cơ tủy và các bệnh lý nhiễm sắc thể gen khác được sàng lọc thành công. Chi phí thực hiện tùy thuộc vào số lượng phôi bị bệnh.
Nếu các cặp vợ chồng đến khám khi phát hiện bệnh muộn, thai được 20 tuần thì không thể cứu chữa được nữa, buộc phải hủy thai. Vì thế, thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân và sàng lọc bệnh là vô cùng cần thiết để tránh những trường hợp đáng tiếc.
Các gia đình mang gene bệnh, không có bất thường đặc biệt về sức khỏe sinh sản, có thể điều trị thành công ngay ở lần đầu. Hiện nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản áp dụng các chính sách hỗ trợ trả góp hoặc giảm giá nhằm giảm áp lực chi phí cho người bệnh.