Mẹ sẽ đối mặt với triệu chứng đau đáy chậu, đau ngực, đau tử cung... vô cùng khó chịu.
Trong thời gian mang thai, cơ thể đã thay đổi trong suốt 9 tháng để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của thai nhi và đương nhiên sau sinh, trước khi trở về với cuộc sống bình thường, cơ thể lại một lần nữa thay đổi.
Những thay đổi này đôi khi khiến mẹ vô cùng khó chịu, đau đớn những không còn cách nào khác là phải chấp nhận. Mẹ hãy học cách đối phó với những triệu chứng sau sinh để "cơn sốc sau sinh" nhanh qua.
Dưới đây là những vấn đề hầu hết mẹ nào cũng phải trải qua sau sinh nở:
Đau do co tử cung
Sau sinh, bạn sẽ cảm thấy như tử cung co lại trở lại kích thước bình thường của nó. Quá trình này sẽ khiến mẹ cảm thấy đau đơn. Những cơn đau này sẽ biến mất trong một vài ngày.
Nên làm gì?
- Đây là triệu chứng bình thường nhưng nếu đau quá sức chịu đựng, mẹ có thể yêu cầu bác sĩ cho uống thuốc để có thể giảm đau.
Đáy chậu đau nhức
Đáy chậu là khu vực giữa âm đạo và trực tràng. Bộ phận này bị kéo căng trong khi chuyển dạ và thậm chí có thể rách. Vùng này thường bị đau sau khi sinh. Mẹ có thể còn đau hơn nếu đã bị cắt tầng sinh môn.
Nên làm gì?
- Tập những bài tập Kegel nhằm tăng cường cơ bắp ở vùng xương chậu, giúp đáy chậu được chữa lành.
- Đặt một túi chườm lạnh trên đáy chậu của bạn. Sử dụng nước đá bọc trong một chiếc khăn. Hoặc mẹ có thể mua gói lạnh và để băng trong tủ đá.
- Ngồi trên một cái gối.
- Ngâm trong bồn nước ấm.
- Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng
- Uống thuốc để giúp giảm đau theo chỉ dẫn.
Sau sinh, mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều đau đớn. (ảnh minh họa)
Những thay đổi của cơ thể có thể xảy ra sau khi mổ lấy thai
Mổ lấy thai (sinh mổ) là ca phẫu thuật lớn, vì vậy mẹ có thể mất một thời gian để có thể phục hồi. Chị em sẽ thực sự mệt mỏi trong vài ngày, vài tuần đầu tiên sau sinh mổ. Điều này là do bạn bị mất máu trong khi phẫu thuật. Ngoài ra, vết mổ (vết cắt trên bụng của bạn) có thể bị sưng đau.
Nên làm gì?
- Yêu cầu bác sĩ cho thuốc giảm đau.
- Nhờ đối tác, gia đình và bạn bè để được giúp đỡ chăm sóc em bé.
Tiết dịch âm đạo
Đây là lúc mà chất lỏng trong cơ thể đi ra khỏi âm đạo của bạn. Tiết dịch này cũng được gọi là sản dịch.
Tiết dịch âm đạo có thể tăng trong và sau khi mang thai. Nhưng sau khi em bé được sinh ra, cơ thể bạn sẽ loại bỏ máu và mô ở bên trong tử cung. Trong vài ngày đầu tiên, tiết dịch này sẽ nặng nề, màu đỏ tươi và có thể chứa một số cục máu đông.
Theo thời gian, các tiết dịch âm đạo ít hơn và có màu sắc nhẹ hơn. Triệu chứng này có thể xuất viện trong một vài tuần, hoặc thậm chí trong một tháng.
Nên làm gì?
- Sử dụng băng vệ sinh và thay băng vệ sinh thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ cho đến khi dịch tiết âm đạo ngưng ra.
Căng tức núi đôi
Mẹ có thể bị căng tức ngực vì nhiều sữa và khiến bạn đau đớn. Nhưng khi bạn bắt đầu cho con bú, triệu chứng này sẽ dần biến mất.
Nếu bạn không cho con bú, những cơn đau có thể kéo dài cho đến khi ngực của bạn ngừng sản xuất sữa.
Nên làm gì?
- Hãy tắm nước ấm hoặc đặt khăn ấm lên núi đôi.
- Gọi cho bác sĩ của bạn nếu ngực của bạn căng sữa và đau đớn.
- Nếu bạn không có kế hoạch cho con bú, mặc một chiếc áo ngực hỗ trợ (như một chiếc áo ngực thể thao).
Núi đôi đau nhức là triệu chứng bình thường sau sinh. (ảnh minh họa)
Đau núm vú
Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể bị đau ở khu vực trong và xung quanh núm vú trong những ngày đầu tiên. Đặc biệt là nếu núm vú bị xước cỏ gà.
Nên làm gì?
- Sử dụng một loại kem đặc biệt thoa trên núm vú.
- Hãy để núi đôi của bạn thông thoáng và khô tự nhiên.
Sưng tay, chân, mặt
Rất nhiều phụ nữ bị sưng tay, bàn chân và mặt trong khi mang thai. Nguyên nhân là do thủy dịch trong cơ thể hộ trợ quá trình mang thai và sinh con. Hiện tượng này sẽ giảm dần sau sinh nở.
Nên làm gì?
- Nằm nghiêng bên trái hoặc đặt chân lên.
- Cố gắng mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
Bệnh trĩ hoành hành
Bệnh trĩ xuất hiện do tĩnh mạch bị sưng ở trong và xung quanh hậu môn và gây đau đớn cho chị em. Rất nhiều phụ nữ bị bệnh này trong khi mang thai và chúng có thể thường xuyên tồi tệ hơn sau khi sinh.
Nên làm gì?
- Ngâm trong bồn nước ấm.
- Sử dụng một loại kem để giúp giảm đau.
- Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc.
- Uống nhiều nước.