Ở tuần thai này, em bé đã bắt đầu phát triển các phản xạ dành cho việc nuốt. Thai nhi có thể sẽ nuốt một vài ngụm nước ối. Dung dịch này sẽ đi vào cơ thể phôi thai và được thải ra bởi đường tiểu tiện, qua bộ phận lọc của thận.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Giờ đây phôi thai đã được 14 tuần tuổi, em bé đã dài từ 8 - 9 cm tính từ đầu tới mông và nặng xấp xỉ 43g. Phần cổ đã dần được định hình, vì vậy phần đầu không còn dính liền với hai bả vai như trước nữa. Hai tay của em bé có kích thước gần chuẩn với tỉ lệ giữa tay với người, nhưng sự phát triển của đôi chân vẫn còn bị chững lại phía sau và tương đối ngắn. Lông tơ - một loại lông mềm nhẹ có màu sáng - bắt đầu mọc trên mặt bé. Chúng thậm chí mọc bao phủ cơ thể phôi thai để bảo vệ tuy nhiên sẽ rụng trước khi sinh.
Bộ phận tim của bé bắt đầu đập và số nhịp đập bằng một phần hai nhịp tim của mẹ, và chúng sẽ đủ mạnh để có thể phát hiện được thông qua việc siêu âm. Phổi của thai nhi sẽ hoạt động trong dung dịch nước ối của mẹ (hiện giờ phổi chỉ có thể hoạt động được trong môi trường nước ối).
Em bé đã bắt đầu phát triển các phản xạ dành cho việc nuốt. Thai nhi có thể sẽ nuốt một vài ngụm nước ối. Dung dịch này sẽ đi vào cơ thể phôi thai và được thải ra bởi đường tiểu tiện, qua bộ phận lọc của thận.
Em bé giờ không chỉ biết nuốt, mà còn có thể cử động các cơ trên mặt như việc tạo ra các nếp nhăn: cau có, giận giữ, lo lắng, … Với sự phát triển liên tục của các nhóm cơ và hệ thống thần kinh, các cơ đã bắt đầu đồng đều và có thể di chuyển dễ dàng - phần đầu, miệng, môi, cánh tay, cổ tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân và các ngón chân giờ đã linh hoạt hơn.
Bộ phận sinh dục đã hoàn toàn phát triển, và giờ mẹ có thể biết giới tính của em bé, nhưng việc đó còn phụ thuộc vào vị trí nằm của bé khi siêu âm.
Thai nhi 14 tuần tuổi.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ
Tử cung giờ đây trở nên to hơn so với khung xương chậu. Mẹ có thể cảm thấy nó phía dưới thắt lưng khoảng 7,5 cm. Khi em bé phát triển và tử cung của mẹ di chuyển lên trên, các tiếng va đập sẽ càng lúc càng rõ - tuy nhiên việc này cũng như sự phát triển về kích cỡ ở phụ nữ, là những điều hoàn toàn bình thường.
Ngực mẹ sẽ tiếp tục phát triển về kích thước. Chúng tiếp tục to lên trong vòng 5 - 6 tháng đầu bởi hoóc-môn kích hoạt các tuyến sữa hoạt động mở rộng cùng các tế bào protein và chất béo trong ngực.
“Làn da trở nên căng tràn” không chỉ do việc mẹ quá vui mừng bởi sự xuất hiện của bé mà còn mang tính khoa học. Các chức năng sinh lý đang hoạt động hợp lý: Lưu lượng máu tăng lên khiến mạch máu tăng cường sự tuần hoàn và hoóc-môn trong thời kì mang thai làm các tuyến tiết nhiều dầu giúp làn da trở nên mịn màng hơn.
Sự thay đổi hoóc-môn có thể khiến da mẹ trở nên nhạy cảm và ngứa hơn. Làn da rất nhạy cảm dưới ánh nắng - có thể dễ dàng bị rám nắng - hoặc mẹ sẽ thấy các loại mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa và chất clorine ở bể bơi, các thứ trước đây thường tiếp xúc, sẽ khiến da bị dị ứng. Da dầu sẽ càng tiết dầu, da khô sẽ càng khô. Nếu mẹ có bệnh về da trước khi mang thai (như bệnh chàm), thì nó có thể tệ hơn, hoặc có thể tạm thời tốt hơn (như bệnh vẩy nến).
Thị giác của mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi các thay đổi trong cơ thể, cụ thể là việc hoóc-môn thay đổi và cơ thể chứa đựng nhiều chất lỏng hơn. Những bà bầu hay sử dụng lens sẽ cảm thấy mắt hay khô và sạn hơn thường lệ. Bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ đo thị lực có thể sẽ khuyên dùng mẹ các loại thuốc nhỏ mắt an toàn cho thai nhi, hoặc mẹ có thể muốn đeo kính trong giai đoạn đang mang thai. Thậm chí đối với những người có thị lực tốt, việc ứ đọng lượng chất lỏng nhiều trong cơ thể dẫn tới việc thay đổi hình dáng và độ dày của các màng giác mạc, khiến mắt mẹ bị mờ và hoa đi. Thị giác của mẹ sẽ trở lại bình thường một khi quá trình mang thai hoặc cho con bú kết thúc.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Nữ hộ sinh có thể sử dụng thiết bị nghe đặt lên vùng rốn của mẹ để nghe tiếng tim đập của phôi thai. Mẹ có thể khiến chồng hào hứng bằng cách nhờ chồng chuẩn bị món quà đầu tiên khi nghe thấy tiếng đập của em bé.
Nếu mẹ cảm thấy ngứa, sử dụng những kem dưỡng chứa kẽm xoa lên những vùng da bị ngứa có thể thuyên giảm tình hình. Nếu sự dị ứng tiếp tục trong vòng vài ngày tới, hãy tới tìm bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.
Nếu mẹ chưa sẵn sàng mua các bộ bầu nhưng những chiếc quần dài đã bắt đầu chật, một giải pháp tạm thời là sử dụng hai chiếc dây thòng lọng bằng dây chun để giúp giữ quần. Khâu một đầu chiếc thòng lọng qua một con đỉa ở cạp quần (trước hoặc sau), sau đó làm tương tự với chiếc thòng lọng thứ hai. Bây giờ chỉ việc kéo dãn hai chiếc dây tới hai con đỉa ở trước mặt. Để che giấu sự “chữa cháy” này, mẹ có thể mặc kiểu áo dài ngang lưng hoặc những chiếc áo phông dài.
Hiện giờ mẹ đã có đủ điều kiện để nhận các phúc lợi trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh nở - nếu mẹ chưa biết, có thể hỏi các nữ hộ sinh nơi tiếp nhận thông tin về việc đó. Một lợi ích trong số đó là chứng nhận thai sản cho các bà bầu - Chứng nhận giúp mẹ được nhận đơn thuốc miễn phí nếu mẹ được điều trị bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe NHS Healthcare.