Cho dù mẹ đã nhận thấy những dấu hiệu chuyển dạ thì đến tuần 39 thai kỳ, não bé vẫn tiếp tục phát triển.
9 tháng 10 ngày mang thai là hành trình tuyệt diệu nhất đối với mỗi người phụ nữ. Trong hành trình này, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, ban đầu là cảm giác hồi hộp chờ đợi que thử thai lên hai vạch, rồi cảm giác vỡ òa khi biết mình mang thai, lần đầu tiên cảm nhận được những chuyển động rất nhẹ của con cũng đủ làm mẹ xúc động đến nghẹn ngào... Tuy nhiên, bên cạnh niềm hạnh phúc đó, mẹ cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều mệt mỏi, đau đớn từ những cơn ốm nghén vật vã, đau lưng, đau hông... rồi cơn đau chuyển dạ vật vã trong nước mắt... Thành quả cuối hành trình là mẹ được ôm thiền thần bé bỏng trên tay, còn gì tuyệt vời hơn phải không bạn? Hãy cùng theo dõi hành trình lớn lên từng tuần của thai nhi trong bụng mẹ xem bé của bạn đã lớn từng nào, đã biết làm gì, cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào... trong sự kiện "Sự phát triển của thai nhi" các mẹ nhé! |
Thai nhi
Thai nhi 39 tuần tuổi có chiều dài toàn cơ thể của bé đạt khoảng 47-48 cm (chiều dài từ đầu đến mông khoảng 35-36 cm) và bé nặng khoảng 3,2-3,3 kg (bằng trọng lượng một quả dưa hấu nhỏ). Lúc này, bé tiếp tục bồi đắp thêm các lớp mỡ để giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể sau khi sinh.
Thời điểm này, thông thường lớp da bên ngoài của bé bong tróc ra, đồng thời một lớp da mới được hình thành bên dưới lớp da cũ. Hầu hết lớp lông tơ và các chất gây bảo vệ cơ thể bé đã mất đi.
Dây rốn vận chuyển dinh dưỡng từ nhau thai đến cho bé bây giờ dài khoảng 50 cm và dày khoảng 1,3 cm. Do bé đã lớn từ 3,2-3,3 kg và chiếm hết chỗ trong tử cung, rất có thể dây rốn bị thắt và quấn quanh người bé.
Ở những tuần thai cuối này, vì bé đã tụt sâu xuống cổ tử cung nên sẽ ít hoạt động hơn vì bụng mẹ đã trở lên chật chội, chị em đừng vì thế mà lo lắng.
Thai nhi 39 tuần tuổi.
Cơ thể mẹ bầu
Thời gian này mẹ bầu sẽ thấy những cơn co mãnh liệt hơn. Sữa non bắt đầu chảy ra. Đây là loại sữa đầu tiên trước khi sữa mẹ thực sự tiết ra. Lúc này, chị em nên mặc áo lót cotton, thêm miếng thấm ở trong nếu sữa non chảy nhiều.
Vào một hay hai tuần cuối cùng trước khi bé chào đời, mẹ bầu thường không gặp phải sự thay đổi nào cả. Có lẽ bạn không tăng cân hay không nhận ra rằng bụng mình to hơn. Nhưng thực tế, sự thay đổi vẫn tiếp tục diễn ra. Càng gần thời gian sinh, bạn càng nép mình hơn. Vấn đề là quá trình cổ tử cung mở ra chuẩn bị sinh con. Sau khi thai nhi được đẩy đến khung xương chậu, sẽ càng gần cổ tử cung hơn. Dần dần, cổ tử cung sẽ mềm hơn, ngắn hơn và mỏng hơn. Ngoài ra, bạn có thể nghe người ta nói quá trình này là “thời kỳ chín mùi” hay “thời kỳ cổ tử cung mỏng đi.”
Mẹo hay cho mẹ
Có lẽ mẹ chưa bao giờ cảm thấy nặng nề hơn những tuần thai này bởi em bé đã tụt sâu xuống cổ tử cung và sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, đừng vì mệt mỏi mà mẹ quên đi danh sách những việc cần làm trong tuần thai này:
- Khám bác sĩ bất cứ khi nào bạn có dấu hiệu lạ.
- Đây là thời điểm tốt để tìm hiểu kỹ về các cơn gò khi chuyển dạ. Hãy trao đổi với bác sĩ về điều này.
- Nếu đây là lần sinh thứ 2 thì hãy kiểm tra lại sự chuẩn bị cho bé thứ nhất trong giai đoạn bạn phải chăm sóc bé thứ 2.
Triệu chứng khi mang thai 39 tuần
Những triệu chứng ở tuần thai thứ 39 là:
- Cơn gò Braxton Hicks
- Thai nhi kém hoạt động hơn
- Ợ nóng, khó tiêu
- Dịch âm đạo nhiều
- Xuất hiện dịch nhầy màu hồng
- Rò rỉ nước ối
- Tiêu chảy
- Trĩ
- Đau vùng chậu
- Đau lưng
Xem thêm: Thai nhi 40 tuần tuổi |