Tháng nào cũng biếu mẹ chồng 10 triệu đồng mà bà trách: Không bằng số lẻ của em dâu!

Ngọc Linh - Ngày 04/06/2023 00:00 AM (GMT+7)

Ở trong hoàn cảnh này, mình nghĩ cũng có nhiều người đồng cảnh ngộ như mình. Sự hi sinh dần hóa thành vô nghĩa và thậm chí là bị lợi dụng.

Nhà đẻ của mình không quá giàu có nhưng so với ở quê thì cũng gọi là có điều kiện, bố mẹ chưa bao giờ để chị em mình phải thiếu thốn cái gì. Ở nhà sướng bao nhiêu thì lấy chồng xong khổ bấy nhiêu.

Nhà chồng mình có 2 người con trai, mình là cả nên ở cùng ông bà ở quê, còn vợ chồng chú út được cho tiền mua chung cư dưới Hà Nội. Thói đời đúng là “xa thơm, gần thối” mọi người ạ. Mình ở chung việc gì cũng đến tay, mọi thứ chi tiêu trong nhà cũng phải lo toan hết, vậy mà chẳng được ý nhà chồng bằng em dâu, cả năm về đôi ba lần vẫn được ca ngợi hết lời.

Vì không còn cách nào khác, mình phải kéo chồng đi xuất khẩu lao động cùng. (Ảnh minh họa)

Vì không còn cách nào khác, mình phải kéo chồng đi xuất khẩu lao động cùng. (Ảnh minh họa)

Mình làm kế toán trưởng cho công ty giày da, còn chồng làm lái xe. Từ ngày Covid bùng lên, chồng thất nghiệp lại đàn đúm chơi bời nên bị vỡ nợ. Anh bị dụ dỗ dính vào tiền ảo, đến khi mọi chuyện vỡ lẽ thì không còn cơ hội làm lại. Khi ấy, tiền lương của mình không đủ trả lãi cho chồng. Ngày nào cũng có xã hội đen tìm đến tận nhà dọa nạt.

Vì không còn cách nào khác, mình phải kéo chồng đi xuất khẩu lao động cùng. Khó khăn lắm mới đưa ra được quyết định ấy, xa nhà, xa con là việc vô cùng khó đối với mình. Bố mẹ chồng phải đối ghê lắm, ông bà sợ con trai sang xứ người vất vả. Thế còn mình thì sao? Hay vì mình là người dưng nước lã nên không được thương?

Mình nói với mẹ chồng: “Nếu mẹ không động viên cho anh ấy đi thì con sẽ ly hôn, sức của con không thể gồng gánh cho hậu quả mà chồng gây ra”.

“Nếu nhất quyết đi thì anh chị tự xoay sở, tôi già bất lực rồi”.

Và toàn bộ số vốn đủ cho 2 vợ chồng sang Nhật đều là của bố mẹ đẻ. Ông bà cứ bảo cho mượn, khi nào có thì trả nhưng mình biết, bố nói thế để con yên tâm làm việc, chứ đời nào ông ghi nợ cho con gái.

Đến Nhật Bản, vợ chồng mình làm công nhân đóng hộp, không giàu có gì nhưng may mắn công việc và thu nhập ổn định, đủ ăn đủ mặc, đủ trang trải cuộc sống nơi xứ người mấy năm qua. 

Vì kinh tế không cho phép nhưng mình cố trong khả năng, ban đầu mỗi tháng gửi cho mẹ chồng 7 triệu vì nghĩ nhà mình ở tỉnh lẻ nên khoảng đó là đủ sinh hoạt hằng ngày. Thuốc men, khám bệnh, nợ nần gần 3 tỉ cũng một mình mình gánh. 

Một lần, em dâu nhắn tin cho mình, nói rằng mẹ than với em là mình keo kiệt, mang tiếng đi nước ngoài mà gửi cho bà được tí tiền không đủ mua rau. Trong khi đó, bà không cần biết vợ chồng mình đang phải sống vất vả ra sao. Mình im lặng, cố cắt bớt sinh hoạt phí của mình gửi cho mẹ 8 triệu, và kết quả lại y chang, bà vẫn kêu gào chì chiết mình.

Giờ mỗi tháng gần như mình gửi 10 - 15 triệu. Số tiền này thậm chí còn nhiều hơn cả tiền chợ búa của vợ chồng mình ở nước ngoài. Vậy mà mẹ chồng coi đây chỉ là tiền sinh hoạt. Lâu lâu bà lại gọi qua xin “con ơi, cho mẹ tiền đi thăm người này ốm, tiền đi ăn cưới nhà kia” cùng đủ thứ lí do để vòi tiền con dâu. 

Mẹ chồng biết rõ là vợ chồng mình khó khăn, mình phải xa con để kiếm tiền trả nợ cho chồng có sung sướng gì đâu. Mẹ chưa bao giờ nói được một câu động viên như: “Con ơi gửi cho mẹ nhiều vậy, con còn gì ăn không” hoặc là “Mẹ vẫn còn tiền, con không phải gửi về nữa”. Ngược lại, bà luôn nói xấu dâu cả với dâu thứ là tiền mình gửi không đủ sống. 

Mình cảm thấy có dành dụm gửi bao nhiêu đối với mẹ cũng là không đủ. (Ảnh minh họa)

Mình cảm thấy có dành dụm gửi bao nhiêu đối với mẹ cũng là không đủ. (Ảnh minh họa)

Mình biết tất cả nhưng chọn cách im lặng, nuốt nước mắt vào trong vì mình nghĩ mẹ ở nhà còn phải chăm lo cho con của mình, trong người lại có bệnh, tâm lý thì nhạy cảm bất ổn. Mình chỉ muốn cố gắng hết sức để bù đắp lại cuộc sống cơ cực cho bà. Nhưng dần dà mình cảm thấy có dành dụm gửi bao nhiêu đối với mẹ cũng là không đủ, có lần mẹ còn nói “Tiền chị gửi cho tôi không bằng số lẻ của em dâu chị”. Mình nghe xong lòng đau nhói. 

Có phải mình đi xuất khẩu lao động chỉ để gửi tiền về cho mẹ đâu. Trả nợ xong mình còn kế hoạch 2 năm nữa hết hạn hợp đồng về nước sẽ sinh bé thứ 2 nữa. Nhưng vấn đề là mình đã sử dụng biện pháp tránh thai quá lâu rồi, không biết có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh con không. Ở xóm mình có 2 trường hợp sinh bé đầu xong kế hoạch mấy năm rồi không thể sinh con được nữa nên mình cũng lo.

Kế hoạch quá lâu có ảnh hưởng đến khả năng sinh con không?

Kế hoạch quá lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau đối với từng người. Khi tuổi của phụ nữ tăng lên, khả năng sinh con tự nhiên của cơ thể cũng giảm dần. Do đó, nếu đang lên kế hoạch sinh con trong tương lai, việc trì hoãn quá lâu có thể khiến quá trình mang thai và sinh con trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, các yếu tố khác như sức khỏe, tiền sử bệnh lý và yếu tố genet cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con. Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc có quá trình điều trị dài hạn, điều này cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con.

Nếu quan tâm và lo ngại đến vấn đề này, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe sinh sản của bạn.

Tháng nào cũng biếu mẹ chồng 10 triệu đồng mà bà trách: Không bằng số lẻ của em dâu! - 3

Ra ở riêng sau 15 năm sống chung, bố mẹ chồng cho mỗi cái chăn cũ, định bỏ đi thì bất ngờ nghe bà nói
15 năm sống chung, tôi cứ nghĩ khi ra riêng ngoài căn nhà, bố mẹ chồng sẽ cho 2 vợ chồng nhiều thứ, vậy mà...

Tâm sự bà bầu

Theo Ngọc Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu