Trước khi vào phòng sinh, em dâu cố dúi cho tôi 1 mẩu giấy tiết lộ sự thật về mẹ chồng

Thảo Nguyên - Ngày 07/12/2022 00:00 AM (GMT+7)

Tôi chẳng bao giờ nghĩ, nhà có 2 con dâu mà mẹ chồng lại phân biệt đối xử đến thế.

Trước khi vào phòng sinh, em dâu cố dúi cho tôi 1 mẩu giấy tiết lộ sự thật về mẹ chồng - 1

Nhà chồng có 2 con trai nên tôi đương nhiên có 1 cô em dâu. Nếu như vợ chồng tôi ở riêng trên thành phố thì vợ chồng em dâu lại sống cùng bố mẹ chồng ở quê. Do ở chung nhà nên dù em dâu tôi rất tốt tính nhiều khi cũng va chạm với mẹ chồng.

Nhiều lần em dâu gọi điện lên ấm ức kể bị mẹ chồng đối xử khắt khe, soi mói. Nhưng phận là chị dâu và cũng là con dâu nên người đứng giữa như tôi chỉ biết khuyên: “Thôi, bà già rồi em đừng chấp làm gì, chuyện gì bỏ qua được thì bỏ qua cho nhà êm cửa ấm”.

Em dâu cũng nghe lời mà bỏ qua các bức xúc nhỏ nhặt. Tuy nhiên do không vừa mắt ngay từ hồi chú thím ấy yêu nhau nên mẹ chồng xét nét em nhiều lắm.

Mang bầu em dâu chịu nhiều thiệt thòi vì chồng thường đi làm xa, ít về nhà. (Ảnh minh họa)

Mang bầu em dâu chịu nhiều thiệt thòi vì chồng thường đi làm xa, ít về nhà. (Ảnh minh họa)

Mỗi lần tôi về nhà chơi là bà được dịp kể xấu dâu thứ với dâu cả: “Lúc nào nó (em dâu tôi) cũng chậm chạp, lề mề. Đấy con nhìn xem, đang bầu mà suốt ngày nghén ngẩm nôn ọe, việc nhà thì khi làm được khi vứt đó. Như vậy có ngứa mắt không?”.

Tôi toàn phải nói vào: “Mỗi người một cơ địa khác nhau mẹ ạ. Thím ấy bầu bị nghén nặng vậy cũng mệt mỏi lắm, hơn nữa chồng thím ấy lại công tác ở xa, ít về nhà nên cũng nhiều thiệt thòi. Mẹ làm đỡ được cho thím ấy việc gì thì làm, không cũng đừng nói thím ấy kẻo tủi thân và tội ra”.

Tôi cứ nói nhiều vậy nên dần dần mẹ chồng cũng đỡ ác cảm với con dâu thứ hơn. Dù không tâm lý nhưng bà cũng bắt đầu làm đỡ mọi việc để em dâu có thời gian nghỉ ngơi trong thai kỳ.

Ngày em dâu đi đẻ, tôi bảo em chuyển lên viện thành phố sinh cho an tâm thì mẹ chồng nhất quyết không cho vì bảo đi xa diệu vợi, không ai đi chăm được, đẻ ở bệnh viện tuyến tỉnh là được. Bà cũng bảo tôi không phải về, có bà đưa em ấy đi đẻ.

Nhưng khi nghe nói em dâu đau đẻ suốt 12 tiếng mà chỉ mở được 2 phân thì tôi sốt ruột nên về quê. Vào viện, dù bác sĩ đo ối đã bị cạn nhiều, khuyến cáo mổ đẻ giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong quá trình vượt cạn nhưng mẹ chồng vẫn bảo thủ nhất quyết không chịu, bắt đẻ thường. Bà còn nói giờ cứ lạm dụng đẻ mổ, không tốt cho cả mẹ và con sau này.

Khi tôi vào tới viện là lúc em dâu đang chuẩn bị vào phòng sinh. Chỉ thoáng nhìn thấy chị dâu, em dâu đã cố với tay dúi cho tôi 1 mẩu giấy. Mở mẩu giấy ra, tôi chết chân khi em viết vài lời ngắn ngủi:

“Em cạn ối nhưng mẹ không cho mổ đẻ. Nếu có sự cố gì chị phải cứu em”.

Hôm đó ca sinh của em dâu diễn ra rất khó khăn do cạn ối, em phải đứng trước ranh giới sinh tử. Hai lần y tá hốt hoảng chạy ra thông báo với gia đình nhưng mẹ chồng một mực chọn: “Bằng mọi giá cứu đứa bé trong bụng trước”.

Hôm đó ca sinh của em dâu diễn ra rất khó khăn do cạn ối, em phải đứng trước ranh giới sinh tử. (Ảnh minh họa)

Hôm đó ca sinh của em dâu diễn ra rất khó khăn do cạn ối, em phải đứng trước ranh giới sinh tử. (Ảnh minh họa)

Chính bản thân tôi cũng không bao giờ nghĩ mẹ chồng lại làm thế thế. Tôi quyết định đưa mẩu giấy kia cho bà và mọi người đọc, quyết bảo vệ em dâu đến cùng.

Cũng may, cuối cùng ca vượt cạn của em dâu cũng mẹ tròn con vuông dù em bị kiệt sức nhiều sau sinh. Thương em, tôi đưa luôn 2 mẹ con lên thành phố chăm sóc 3 tháng cữ mà chẳng đưa về nhà chồng.

Thực sự cứ nghĩ đến những gì mẹ chồng đối xử không tốt với em dâu là tôi lại giận bà. Mặc dù tình trạng ối cạn ở mức vẫn có thể cố gắng sinh thường nhưng các bác sĩ đã khuyến cáo sinh mổ để em đỡ vất vả và đảm bảo an toàn cho em dâu mà mẹ vẫn nhất quyết bắt đẻ thường. Sao bà lại làm như vậy? Bà không thương con dâu hay là do không hiểu biết và chủ quan đây?

Cạn ối ảnh hưởng thế nào tới sản phụ và thai nhi? Mẹ bầu cạn ối sinh thường được không?

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng cạn ối có ảnh hưởng nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể, đối với thai nhi:

- Dễ bị ảnh hưởng do những tác động từ bên ngoài.

- Khi mẹ bắt đầu chuyển dạ, tử cung sẽ co bóp mạnh, tạo lực siết khiến thai nhi dễ bị ngạt, có thể dẫn tới suy thai.

- Làm cho thai nhi không thể phát triển bình thường cho tới khi được sinh ra.

- Nguy cơ thai lưu rất cao.

- Là tiền đề dẫn tới tình trạng ngôi thai bất thường (ngôi ngang, ngôi mông,…), cản trở quá trình vượt cạn sinh thường.

Đố với mẹ bầu:

- Dễ dẫn tới tình trạng vỡ ối sớm, gây nhiễm trùng ối.

- Khiến mẹ bầu phải chịu những cơn đau do thai nhi di chuyển, đạp nhiều.

- Tỷ lệ sinh non cao, thậm chí có thể dẫn tới sảy thai.

Nếu mẹ bầu không may bị cạn ối, các bác sĩ chuyên khoa khuyên không nên đẻ thường, sẽ chỉ định đẻ mổ khi thai nhi đã đủ tháng. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong quá trình vượt cạn.

- Cạn ối khiến cho ngôi thai bị ảnh hưởng, thai khó quay đầu về ngôi thuận, cản trở quá trình đẻ thường, thậm chí có thể gây nứt, vỡ tử cung, thai phụ mất máu nhiều,…

- Cạn ối khiến cho thai dễ bị ảnh hưởng bởi những cơn co tử cung, khó sinh thường.

 - Khi mẹ bị cạn ối, thai nhi ở trong bụng mẹ đợi sinh thường càng lâu thì sẽ càng gặp nhiều nguy hiểm.

8X đi đẻ nước ối đen sì, con ra đời không khóc, mẹ 3 ngày không xuống được giường
Khi chị Bích Phạm nhập viện sinh bé thứ 2, bác sĩ còn phải ngạc nhiên với độ chịu đau của bà mẹ này.

Chat với mẹ bỉm sữa

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu