Tôi còn tưởng không có con trai ở nhà nên mẹ đối xử tệ với vợ bầu. Bởi thấy tôi về bất ngờ, cả mẹ và vợ thái độ đều rất hoảng hốt, bối rối.
Bố mẹ chỉ có mình tôi là con trai nên từ nhỏ đến lớn lúc nào chiều chuộng. Khi tôi 20 thì bố mất bị bạo bệnh, từ đó nhà chỉ có 2 mẹ con sống với nhau.
Mẹ tôi là người phụ nữ khá tâm lý, luôn động viên con trai. Khi học xong đại học, tôi ra trường đi làm và gửi tiền về cho mẹ. Suốt 8 năm ấy, nhờ chịu khó cày cuốc tôi đã xây được cho mẹ căn nhà 4 tầng khang trang rộng rãi. Mẹ tôi vì thế càng tự hào về con trai khi trồng cây đến ngày hái quả.
6 tháng sau kết hôn, vợ tôi có bầu nên gia đình có thêm nhiều tiếng cười. (Ảnh minh họa)
29 tuổi tôi yêu và lập gia đình với Hiên - một cô gái kém 3 tuổi. Vợ tôi là cô gái ngoan ngoãn và biết cư xử. Sau đám cưới, vợ chồng tôi sống chung với mẹ. Được cái mẹ chồng con dâu rất hợp nhau nên chẳng bao giờ mâu thuẫn.
Cưới xong, tôi được lên chức phó giám đốc bộ phận, công việc ngày một bề bộn, đi công tác nhiều hơn. Vì thế ở nhà thường xuyên chỉ có mẹ tôi và vợ. Nhưng tôi rất yên tâm về 2 người vì mỗi lần gọi điện về nhà là thấy 2 người đều cười tươi tíu tít, lúc đang làm bếp cùng nhau lúc lại xem phim, ngồi ăn hoa quả buôn chuyện.
6 tháng sau kết hôn, vợ tôi có bầu nên gia đình có thêm nhiều tiếng cười. Và có lẽ người vui nhất là mẹ tôi. Ngay khi que thử lên 2 vạch, bà đã chăm sóc con dâu chu đáo bằng nhiều thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng vợ tôi vẫn gầy và mệt mỏi vì cô ấy ốm nghén quá nhiều.
Lần nào tôi đi công tác về cũng thấy mẹ phàn nàn:
“Mua tôm loại ngon nhất cho ăn mà cái Hiên chẳng ăn được gì cả. Như vậy sao đủ dưỡng chất để mẹ khỏe con khỏe cơ chứ”.
Vợ tôi nghe thấy lại chen vào bảo:
“Mẹ không cần sốt ruột, ai ốm nghén chẳng tụt cân giai đoạn đầu. Hết nghén con sẽ ăn khỏe như trâu thôi, mẹ chả có sức mà bồi dưỡng”.
Thật sự dù vợ mới có bầu và ốm nghén như vậy nhưng tôi cũng rất ít khi ở bên cô ấy. Vì thế những lúc đi công tác về tôi thường bù đắp, quan tâm vợ bầu nhiều hơn.
Hôm vừa rồi đi công tác Tiền Giang về nhà sớm trước 1 ngày. Để vợ và mẹ bất ngờ, tôi chẳng thông báo trước cho họ như mọi lần. Khi tôi về đến nhà đúng vào gần 12h trưa, khi ấy mẹ và vợ tôi đang ăn cơm trưa.
Bao háo hức vào nhà sẽ gặp 2 người phụ nữ quan trọng nhất đời thì tôi bỗng giật mình khi bắt gặp tình cảnh trớ trêu mà chưa bao giờ thấy ở nhà tôi. Đó là vợ tôi ngồi ở xó bếp ăn cơm trưa. Bát cơm của cô ấy chẳng có gì chỉ toàn cơm trắng. Vừa ăn cô ấy vừa khóc thút thít nhìn rất khổ sở. Trong khi đó mâm cơm của mẹ tôi ở phòng khách thì đầy món ngon.
Tôi tưởng không có con trai ở nhà nên mẹ đối xử tệ với vợ bầu. Bởi thấy tôi về bất ngờ, cả mẹ và vợ thái độ đều rất hoảng hốt, bối rối. Không tin được vào mắt mình, tôi giận dữ tiến tới chỗ mẹ định hỏi cho ra nhẽ thì vợ tôi lao ngay tới:
“Anh đừng hiểu lầm. Không phải như anh đang có ý nghĩ tệ về mẹ trong đầu chứ. Là do em bị nghén mùi thức ăn nên 3 ngày nay không dám ngồi mâm ăn cùng mẹ, phải trốn xuống tận dưới bếp ăn để cách xa mùi ra đó”.
Mẹ tôi lúc này cũng bảo:
“Chỉ khổ thân con dâu sợ mùi thức ăn không ăn được phải ăn cơm trắng còn tôi bị buộc phải ăn nhiều vì tiếc đồ thôi”.
Mẹ thương con dâu bầu bí lắm mà tôi đi công tác về không hiểu điều đó. (Ảnh minh họa)
Thì ra sự thật ẩn chứa đằng sau 2 mâm cơm hoàn toàn khác biệt của mẹ và vợ là vậy. Suýt nữa tôi nghĩ sai về mẹ mình. Tôi đã quá nóng vội suýt hất đổ mâm cơm để rồi phải ân hận. Cũng may vợ đã nói ra sự thật kịp thời. Nhìn vợ bầu nghén mùi ăn uống khổ sở quá, tôi phải làm sao để giúp vợ không sợ mùi thức ăn đây mọi người ơi?
7 cách khắc phục cho bà bầu sợ mùi thức ăn
Để giảm hiện tượng bà bầu sợ mùi thức ăn các mẹ cần đảm bảo chế dộ dinh dưỡng và tránh xa các loại món ăn có mùi gây buồn nôn. Tuy nhiên, để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, do đặc thù công việc,… mẹ bầu vẫn bắt buộc phải tiếp xúc với 1 số loại mùi. Để khắc phục tình trạng bà bầu sợ mùi thức ăn mẹ có thể tham khảo 7 cách dưới đây:
- Uống nước, nước ép trái cây, sữa: Nếu mẹ bầu không bị nghén mùi sữa hay nước trái cây thì nên uống sữa hoặc nước ép trái cây hàng ngày để tăng cường vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, có thể chống lại tình trạng thai nghén.
- Dùng gừng: Gừng có thể chế ngự cơn buồn nôn hiệu quả. Để giảm hiện tượng nôn nghén mẹ bàu có thể ăn kẹo gừng, mứt gừng, uống trà gừng,… đều có hiệu quả rất tốt.
- Bổ sung viên vitamin cho bà bầu không gây tanh, buồn nôn: Một số thành phần tự nhiên rất hữu ích để cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn nghén như mâm xôi. Mẹ có thể sử dụng các sản phẩm chuyên biệt cho bà bầu có chứa mâm xôi để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ giảm tình trạng nôn nghén, sợ mùi thức ăn. Bên cạnh đó, Vitamin B6 cũng cho thấy khả năng cải thiện nôn nghén hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng viên sắt bà bầu có thành phần B6 để hỗ trợ giảm tình trạng buồn nôn do mùi thức ăn.
- Ngửi dầu thơm: Đây chỉ là biện pháp tức thời tuy nhiên khá hiệu quả khi mẹ bất ngời gặp mùi khó chịu. Mẹ bầu thai nghén nên luôn mang thao mình 1 hộp dầu thơm với mùi hương phù hợp để sử dụng khi cần thiết.
- Vận động thân thể phù hợp: Mẹ bầu 3 tháng đầu thường xuyên cảm thấy mỏi mệt vì ốm nghén nên ít muốn vận động. Tuy nhiên, trừ một vài trường hợp đặc biệt như người bị dọa sảy thai, người có tiền sử xảy thai,… bác sĩ khuyên cần hạn chế đi lại thì tất cả mẹ bầu khác đều nên vận động mỗi ngày. Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga,… Vận động thân thể khiến mẹ bầu khỏe mạnh hơn, giảm bớt cảm giác ốm nghén.
- Trò chuyện với những người xung quanh: Những câu chuyện phiếm giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn hơn. Tâm trạng thoải mái cũng giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác ốm nghén, sợ mùi thức ăn hiệu quả.
- Hỏi kinh nghiệm của những người đã từng mang thai: Đại đa số mẹ bầu đều trải qua cảm giác sợ mùi thức ăn khi ốm nghén. Vì thế họ có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý tình trạng này. Mẹ bầu hãy tham khảo cách giảm tình trạng sợ mùi thức ăn của những người đã từng mang thai khác để học hỏi để áp dụng, cải thiện tình trạng ốm nghén của mình.
Trên đây là 7 cách khắc phục cho bà bầu sợ mùi thức ăn các mẹ bầu có thể áp dụng trong trường hợp bị ốm nghén. Nhờ đó các mẹ bầu có thể ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để khỏe mẹ khỏe con. Chúc các chị em có một thai kỳ mạnh khỏe!