Lên đến tầng 3, tôi thấy đối diện với phòng thờ là 1 phòng tối om lại khóa trái cửa bên trong.
Tôi sinh ra ở quê, khi học đại học thì mới lên thành phố. Sau khi ra trường, tôi ở lại đây xin việc và thuê nhà ở cùng 2 cô bạn khác. Vốn thuộc tuýp người khá nghiêm túc nên tôi cũng không chơi bời gì. Đi làm về thì buổi tối lại tranh thủ làm thêm. Qua bạn bè tôi gặp và yêu bạn trai hiện tại hơn tôi 2 tuổi.
Nhà anh ở thành phố, ngay quận bên cạnh chỗ tôi làm việc. Do hai đứa đều xác định đến với nhau nghiêm túc nên chúng tôi cũng có nhiều lần gần gũi mà không áp dụng biện pháp bảo vệ nào. Vì thế khi biết tôi lỡ có bầu ngoài ý muốn, cả 2 quyết định đưa nhau về ra mắt gia đình rồi tính chuyện cưới xin.
Mẹ anh và các cô dì chú bác đón tiếp rất niền nở, thoải mái. (Ảnh minh họa)
Khi đến nhà anh, tôi ăn mặc rất lịch sự, chỉn chu. Đến nơi đã thấy nhiều cô chú trong họ đợi sẵn. Mẹ anh và các cô dì chú bác đón tiếp rất niềm nở, thoải mái. Cả nhà còn hỏi han tôi rất chân thành. Chỉ bác trai là không thấy đâu, tôi có hỏi bác gái và bạn trai nhưng họ cứ bảo ông bận, đi có việc chưa về.
Sau khi cùng mọi người ăn uống xong thì cả nhà ngồi nói chuyện 1 lúc. Lúc này các bác trong họ cũng cáo từ ra về dần. Khi nhà hết khách khứa, mẹ anh giục tôi lên phòng bạn trai nằm nghỉ ngơi. Thấy cũng thấm mệt và chóng mặt vì đang bầu những tháng đầu thai kỳ nên tôi lên tầng nằm nghỉ trước mặc bạn trai đang ăn uống với các anh em họ dưới nhà.
Tầng 2-3 nhà chồng tương lai tôi khá thoáng đãng. Mỗi tầng gồm 2 phòng, 1 nhà vệ sinh. Xung quanh lại được trồng nhiều cây cảnh nên không gian xanh khá mát mẻ. Lên đến nơi tôi lại muốn ở ban công hít thở và xem qua nhà anh 1 lượt. Vì thế tôi lên cả tầng 3 xem vì tò mò.
Lên đến tầng 3, tôi thấy đối diện với phòng thờ là 1 phòng tối om lại khóa trái cửa bên trong. Định quay xuống thì thấy có tiếng hét thất thanh bên trong. Lúc tôi vừa sợ vừa tò mò thì có người bên trong mở cửa kéo tuột tay tôi vào phòng.
Thì ra đó là người đàn ông rất già, chỉ còn da bọc xương xanh xao cứ chằm chằm nhìn tôi. Sợ quá tôi cũng hét vang nhà nên cả nhà người yêu chạy lên khiến tôi hoảng quá bỏ chạy thục mạng khỏi căn phòng đó.
Khi hoàn hồn lại hỏi ai trong căn phòng tối đó thì bạn trai cứ lúng túng úp úp mở mở. Hóa ra người ở trong đó chính là bố đẻ của bạn trai tôi. Anh bảo khoảng 16 năm nay bỗng dưng ông bị bệnh tâm thần thường xuyên la hét như thế. Gia đình đã đưa đi chữa trị nhiều đợt không khỏi, không muốn ông phải ở trong viện tâm thần nên cả nhà để ông ở căn phòng đó, hàng ngày cơm nước cho ông.
Hôm nay nhà có khách, sợ ông phá đám nên họ nhốt trong phòng, chẳng ngờ ông còn tự khóa trái cửa bên trong và bất ngờ hù dọa làm cho tôi sợ.
Người yêu tôi bảo, chuyện của bố không liên quan gì đến 2 đứa, sớm muộn tôi cũng sẽ biết. (Ảnh minh họa)
Trời ơi, nếu tôi không về chơi nhà thì không biết anh còn giấu tôi đến bao giờ nữa. Chắc phải sau khi cưới tôi mới biết được anh có người bố tâm thần như vậy. Còn anh thì cứ bảo, chuyện của bố không liên quan gì đến 2 đứa, sớm muộn tôi cũng sẽ biết.
Từ lúc biết bố bạn trai bị tâm thần như vậy tôi rất lo lắng. Tôi chưa sẵn sàng đón nhận sự thật này. Tôi không sợ vất vả phải cùng cả nhà chăm ông nhưng tôi lo ông bị như thế, chồng và con tôi sau này cũng có theo gen di truyền thần kinh của ông thì sao? Trong khi tôi cũng đã mang thai hơn 2 tháng rồi, giờ không cưới cũng không được mà cứ cố đến với nhau vì cái thai này, tôi sợ sau này con cũng bị như ông nội thì mình lại ân hận?
Bệnh tâm thần có di truyền không?
Trước đây, có rất nhiều người lầm tưởng rằng bị bệnh tâm thần nghĩa là bị điên. Tuy nhiên, theo góc độ y khoa, những rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của một người đều được xếp vào nhóm bệnh tâm thần.
Năm 2017, Hiệp hội nghiên cứu gen các bệnh tâm thần công bố kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của gen (yếu tố di truyền) tới khả năng mắc bệnh của một người. Kết quả cho thấy có cùng một kiểu gen có nguy cơ gây ra 5 bệnh tâm thần khác nhau. Đó là:
- Tâm thần phân liệt
- Trầm cảm nặng
- Rối loạn tự kỷ
- Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
- Rối loạn lưỡng cực
Những kiểu gen này thay đổi sự vận chuyển kênh canxi trong hoạt động của tế bào thần kinh. Vì vậy mà các bệnh có nhiều biểu hiện tương tự nhau, đòi hỏi phải cẩn trong chẩn đoán phân biệt.
Tuy nhiên, gen không hoàn toàn quyết định việc bệnh tâm thần có di truyền không mà chỉ đóng góp một phần nhỏ nguy cơ. Một gen hiếm khi gây ra vấn đề, nó thường là sự kết hợp của nhiều gen khác nhau cùng với các yếu tố môi trường và di truyền biểu sinh (là những yếu tố di truyền nằm ngoài gen, quyết định cách cơ thể phản ứng với những tác động của môi trường).