Con trai tôi nói giống như dằn mặt mẹ. Còn con dâu nghe chồng nói thế liền rửa tay lên phòng nằm ngủ một mạch đến lúc tôi gọi ăn cơm mới xuống.
Con trai tôi lấy vợ được 3 năm rồi, hai đứa kế hoạch mãi đến giờ mới có bầu. Lúc mới cưới dâu về tôi không chê nó ở điểm nào cả, con bé cũng xinh xắn, lễ phép và hay giúp mẹ chồng việc này việc kia. Thế nhưng vấn đề ở con trai tôi, nó chiều vợ quá, cái gì cũng vợ, còn mẹ thì coi chả ra gì. Cứ đi làm về thấy vợ trong bếp nấu cơm là nó hỏi:
“Mẹ đâu sao không làm mà bắt em nấu?”
Không phải tôi tị với con dâu, nhưng nhiều lúc nó đang làm dở việc mà nghe chồng gọi cái là tót lên trên phòng luôn, hai đứa rúc rích chả thấy xuống nữa.
Con trai tôi chiều vợ quá, cái gì cũng vợ, còn mẹ thì coi chả ra gì. (Ảnh minh họa)
Trước đây con trai chưa cưới vợ thì việc nhà việc cửa đều một tay tôi làm tất. Nhưng từ lúc có con dâu rồi tôi nghĩ việc chăm sóc gia đình mẹ con san sẻ cùng nhau như thế con dâu sẽ học được cách vun vén tổ ấm về sau. Chứ tôi già rồi, làm sao lo cho chúng mãi được.
Cách đây 2 tháng con dâu tôi khoe thử thai 2 vạch, tôi mừng lắm vì chờ mãi mới có cháu để bồng bế. Con dâu cũng không nghén ngẩm gì nên thỉnh thoảng nó làm việc nhà tôi cũng không can ngăn. Nhưng con trai tôi hễ đi làm về thấy vợ ngồi nhặt rau hay nấu nướng là gào ầm lên:
“Sao mẹ lại bắt vợ con nấu cơm thế? Mẹ không thấy cô ấy đang mang bầu à?”.
Tôi nhẹ nhàng giải thích:
“Ngồi nhặt rau chứ mẹ có bắt vợ anh làm việc nặng nhọc đâu”.
Con trai tôi nhăn mặt bảo:
“Nhặt rau cũng không được. Từ hôm nay nấu cơm, rửa bát, quét dọn mẹ làm hết đi để cho vợ con còn nghỉ ngơi”.
Rồi nó quay sang nịnh vợ ngọt hơn cả mía lùi:
“Em rửa tay lên phòng nghỉ đi để đấy mẹ làm. Nếu không nấu thì từ mai anh mua đồ ăn sẵn”.
Cách hành xử của con trai, con dâu khiến tôi buồn vô cùng. (Ảnh minh họa)
Con trai tôi nói giống như dằn mặt mẹ. Còn con dâu nghe chồng nói thế liền rửa tay lên phòng nằm ngủ một mạch đến lúc tôi gọi ăn cơm mới xuống. Cả tháng nay, con bé chẳng động tay vào việc gì, thậm chí quần áo thay xong cũng vứt tại chỗ rồi chồng nó gọi mẹ lên thu đi giặt. Đồ phơi khô cũng lại là tôi thu xuống, gấp gọn gàng bỏ tủ cho vợ chồng nó. Thậm chí nó nằm trên phòng gọi đồ ăn, nào đùi gà chiên, nào trà sữa các kiểu cũng sai mẹ chồng ra nhận hàng chứ nó không đi xuống cầu thang.
Giờ cứ một mình thân già tôi phục vụ 2 đứa con. Tôi không bì tị gì với con dâu nhưng cứ một mình lai lưng làm mọi việc trong khi con dâu chỉ nằm xem tivi, lướt facebook đợi mẹ chồng gọi ăn cơm thì quả thực khiến tôi khó chịu.
Biết rằng đàn bà khi bầu bí, sẽ mệt, vất vả hơn nhưng kiêng khem cũng một vừa hai phải, nằm lì một chỗ có khi còn hại. Chúng nó cứ làm quá lên, làm có tí việc nhà cũng như thể mẹ đày đọa vợ nó không bằng. Càng lúc tôi càng thấy chán mà khuyên con trai nên để vợ đi lại, vận động nhúc nhắc làm mấy việc nhẹ nhàng cho khỏe thì nó lại nghĩ tôi xét nét không chăm dâu bầu. Buồn lắm mọi người ạ.
Khi mang thai có làm việc nhà được không và những việc nào cần lưu ý?
Mang thai không có nghĩa là bạn cần phải nghỉ ngơi cả ngày, vận động cơ thể nhẹ nhàng với một số công việc gia đình cũng là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một số việc mẹ bầu cần tránh để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Nhưng cần phải chú ý những điểm sau đây:
Chú ý thứ nhất: khi quét dọn không nên quét dọn vệ sinh trên cao, cũng không nên mang vác những đồ vật nặng.Những việc này dễ chèn ép lên phần bụng gây nguy hiểm, mẹ bầu cũng không nên cúi khom lưng để lau nền nhà, bàn ghế, mẹ bầu không nên cuí khom lưng để nhỏ cỏ trong vườn, làm cho bụng bị chèn ép. Ngồi xổm sẽ làm sung huyết xương chậu đều dẫn đến sảy thai.
Chú ý thứ hai: khi mẹ bầu ngồi giặt đồ sẽ chèn ép lên bụng, phơi quần áo trên cao là công việc không thích hợp với mẹ bầu, chỉ nên giặt quần áo bằng máy giặt, còn việc phơi quần áo có thể nhờ chồng hoặc người thân giúp.
Chú ý thứ ba: khi làm việc nhà tránh mệt mỏi, đứng lâu nấu cơm, chế biến món ăn dễ bị mệt mỏi. Khi cần thiết phải lấy ghế ngồi để làm cơm, thời kỳ đầu mang thai tốt nhất hạn chế vào bếp để tránh dị ứng mùi thức, ăn dầu mỡ làm tăng tình trạng nôn ọe do nghén.
Chú ý thứ tư: thời gian đi chợ không nên quá lâu, thai phụ nên ít ra chợ, hơn nữa thời gian đi cũng không nên quá lâu, để tránh tình trạng truyền nhiễm từ chỗ đông người.