Định hủy hôn vì nhà trai dẫn lễ ăn hỏi sơ sài, lời thủ thỉ của mẹ chồng khiến tôi đỏ mặt

Nắng - Ngày 22/05/2024 05:00 AM (GMT+7)

Chán nản, tôi suy tính tới chuyện hủy hôn bởi xác định nhà trai đã coi thường mình như vậy thì có cố về làm dâu cũng không thể hạnh phúc.

Vợ chồng tôi yêu nhau được hơn năm thì bố mẹ anh biết. Ông bà phản đối chuyện tình cảm của chúng tôi lắm. Tất cả cũng chỉ vì mẹ anh đi xem bói nói tuổi 2 đứa không hợp, lấy nhau về không sinh chứng nọ cũng tật kia.

Đợt đó, để ngăn cấm 2 đứa đến với nhau, mẹ anh tìm gặp riêng tôi nói chuyện:

“Bác không chê trách gì cháu. Chỉ là biết trước tương lai rồi thì không thể nhắm mắt để cháu và con trai bác chịu khổ về sau”.

Hồi mới yêu, chuyện tình cảm của tôi với bạn trai bị gia đình anh phản đối. (Ảnh minh họa)

Hồi mới yêu, chuyện tình cảm của tôi với bạn trai bị gia đình anh phản đối. (Ảnh minh họa)

Không được gia đình nhà bạn trai ủng hộ, tôi cũng định buông tay chấm dứt chuyện tình cảm nhưng anh không đồng ý. Anh thuyết phục:

“Anh không tin mấy chuyện bói toán. Với anh, tương lai ra sao là do chúng ta quyết định, không đổ tại tuổi tác được”.

Rồi tôi có bầu. Lúc thử que 2 vạch tôi hoang mang lắm, sợ nhà anh không đồng ý cưới thì không biết cuộc đời tôi sẽ đi về đâu. Cũng may vừa nghe tin sắp có cháu, cả bố và mẹ bạn trai đều gọi điện cho tôi nói sẽ đi xem ngày để tổ chức cho 2 đứa.

Lễ ăn hỏi của chúng tôi được tổ chức sau đó chưa đầy 1 tháng. Có điều không biết người lớn 2 bên gia đình thống nhất thế nào mà khi nhà trai mang sính lễ đến, tôi không khỏi thấy chạnh lòng tủi thân. Trái với suy nghĩ sính lễ phải đầy đủ, đẹp đẽ thì gia đình chú rể mang duy nhất một tráp ăn hỏi đến. Bên trong gộp cả trầu cau, rượu thuốc, trà bánh, ngổn ngang nhìn phát chán.

Nói thật nhìn sính lễ lèo tèo mà tôi thấy thất vọng hẳn, còn nghĩ nhà trai không tôn trọng nhà gái hoặc thấy tôi có bầu trước cưới nên coi thường, tổ chức cưới hỏi chỉ cho có lệ.

Chán nản, tôi suy tính tới chuyện hủy hôn bởi xác định nhà trai đã coi thường mình như vậy thì có cố về làm dâu cũng không thể có hạnh phúc.

Nhưng khi lễ ăn hỏi kết thúc, mẹ chồng lại gọi tôi tâm sự:

Quyết định cho 2 đứa cưới, bố mẹ liền mua luôn cho các con 1 căn hộ gần nhà mình. Căn hộ vị trí đẹp, thoáng đãng, rộng rãi nhưng thiết kế chưa được tối ưu nên mẹ đang cho người sửa chữa lại. Mẹ muốn vợ chồng con cưới xong sẽ dọn về đó ở luôn cho thoải mái để con có không gian yên tĩnh mà nghỉ ngơi dưỡng thai. Cũng vì bận lo sửa chung cư mà mẹ không có thời gian lo chuẩn bị sính lễ ăn hỏi được tươm tất. Con thông cảm cho bố mẹ nhé”.

Những lời mẹ chồng tương lai thủ thỉ tâm sự khiến tôi xúc động vô cùng. (Ảnh minh họa)

Những lời mẹ chồng tương lai thủ thỉ tâm sự khiến tôi xúc động vô cùng. (Ảnh minh họa)

Nghe mẹ chồng thủ thỉ mà tôi sững sờ, cảm giác vừa hạnh phúc vừa ngượng với bà. Càng nghĩ tôi càng thấy mình may mắn khi có người mẹ chồng tâm lý, lo cho con cho cháu như thế. Nếu trước đây tôi còn căng thẳng lo chuyện mẹ chồng phản đối sau về làm dâu sẽ vất vả thì giờ phút này, tư tưởng tôi đã hoàn toàn thoải mái vì biết rằng bà rất thương, rất lo cho mình.

Có điều tôi đang lo mình mới mang bầu được 3 tháng mà hôm cưới phải mặc váy, đi giày cao gót liệu có ảnh hưởng tới thai không. Tại tôi thấp còn chưa được mét rưỡi, nếu không đi giày cao gót, mặc váy cô dâu sẽ không lên dáng, đứng với chú rể cũng chênh lệch vì chồng tôi cao 1.8m. Tự nhiên gần tới đám cưới, tôi lại căng thẳng, lo quá mọi người ạ.

Lưu ý khi đeo giày cao gót ở phụ nữ mang thai

Việc đeo giày dép cao gót ở phụ nữ mang thai là không được khuyến khích, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định mẹ bầu vẫn cần sử dụng đến giày cao gót. Vì vậy, bên cạnh các vấn đề về việc bà bầu đi giày cao gót được không thì những lưu ý khi đeo giày cao gót ở phụ nữ mang thai cũng được nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo đó, sử dụng giày dép cao gót ở phụ nữ mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:

Mẹ bầu có thể đi giày cao gót vừa phải ở 3 tháng đầu thai kỳ, những giai đoạn về sau sự tăng tiết hormone nội tiết tố làm các hệ cơ của mẹ bầu bị căng nhiều hơn thì việc đeo giày cao gót là không được khuyến cáo;

Lựa chọn những đôi giày cao khoảng 3 – 5cm, gót to và chắc chắn, tránh sử dụng giày gót quá mỏng vì sẽ ít nâng đỡ cơ thể và giữ thăng bằng khó hơn;

- Mẹ bầu nên lựa chọn những đôi giày thoải mái, không quá bó sát vào chân;

- Trường hợp thời gian đeo giày lâu mẹ bầu nên cố gắng tạo những khoảng nghỉ ngắn như bỏ giày ra khỏi chân, thư giãn chân trong một khoảng thời gian rồi mang lại;

- Mang giày dép cao gót không được khuyến cáo ở phụ nữ mang thai vì sự tăng trọng lượng của cơ thể cùng với sự thay đổi hình dáng và trọng tâm làm cho việc đi bộ trở nên khó khăn. Vì vậy, mẹ bầu đeo giày cao gót không nên di chuyển quá nhiều hoặc đứng quá lâu;

- Trường hợp đeo giày cao gót gây khó chịu, mẹ bầu hãy massage chân, tập thể dục cho các cơ;

- Sử dụng giày đế bằng cho các hoạt động mỗi ngày và để gót chân tiếp xúc với mặt phẳng hàng ngày.

Việc đeo giày dép cao gót ở phụ nữ mang thai là không được khuyến khích vì có những tác động xấu ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định mẹ bầu vẫn cần sử dụng đến giày cao gót thì cần tuân thủ một số lưu ý trên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

Định hủy hôn vì nhà trai dẫn lễ ăn hỏi sơ sài, lời thủ thỉ của mẹ chồng khiến tôi đỏ mặt - 3

Con dâu bầu làm đổ mâm cỗ cúng bị họ hàng chê, mẹ chồng chạy lại bênh chằm chặp
Tôi ngại nên vẫn quyết định nghỉ để ở nhà phụ mọi người làm cỗ, chủ yếu là nhặt rau thơm, lau bát đũa gọi là có mặt cho mọi người đỡ hỏi.

Tâm sự bà bầu

Theo Nắng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu