Một bé gái 5 tuổi được mẹ đưa tới Bệnh viện Nha Khoa Hải Nam khám vì đau răng. Khi bé gái mở miệng ra, bác sĩ vô cùng sốc khi có tới 14 trong 20 chiếc răng sữa của bé đã bị sâu hết.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ để đánh răng. Các bậc cha mẹ khác lại nghĩ việc trẻ nhỏ sẽ sớm thay răng nên dù răng có hỏng thì chỉ cần thay răng sữa là sẽ ổn, do đó bỏ bê việc vệ sinh răng miệng cho con.
Tuy nhiên, bác sĩ Ngô Nhĩ Khẳng, phó giám đốc Khoa Nha khoa Nhi của Bệnh viện Nha khoa Hải Nam chỉ ra rằng khái niệm này của cha mẹ là sai lầm. Làm sạch răng hiệu quả là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa trẻ bị sâu răng. Cha mẹ nên đánh răng từ chiếc răng đầu tiên của trẻ.
Bé gái 5 tuổi, 14 răng đã bị sâu
Mới đây, cô Trần ở Hải Khẩu (Trung Quốc) đã đưa cô con gái 5 tuổi Tiểu Y đến Khoa Nha khoa Nhi của Bệnh viện Nha khoa Hải Nam. Khi đứa trẻ mở miệng, bác sĩ Ngô đã rất ngạc nhiên khi thấy 14 trong số 20 chiếc răng sữa của trẻ bị sâu răng, và nhiều chiếc răng chỉ còn sót lại rễ, cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Tại sao trẻ 5 tuổi có nhiều răng sâu như vậy? Mẹ Tiểu Y nói với bác sĩ, cô bé trước 2 tuổi thường không được đánh răng. Sau 2 tuổi, Tiểu Y không chịu đánh răng nên gia đình cũng không ép vì thấy răng của con vẫn ổn và đứa trẻ cũng không than phiền gì. Gần đây, Tiểu Y thường bị đau răng trong khi ngủ nên mẹ đã đưa cô bé tới bác sĩ.
Bé gái có tới 14 chiếc răng sâu trong miệng.
Bác sĩ Ngô Nhĩ Khẳng phân tích rằng hiện tượng sâu răng ở trẻ em là tương đối phổ biến, chủ yếu liên quan đến việc vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống kém của trẻ. Hiện nay, nhiều cha mẹ có thói quen cho trẻ ăn đêm, trước khi đi ngủ vẫn uống sữa và ăn kẹo, sô cô la, bánh quy, các thực phẩm khác có hàm lượng đường cao,... Sau khi uống sữa hoặc ăn đồ ăn, nếu cha mẹ không giúp làm sạch răng cho trẻ, đường trong thực phẩm để lại trên răng sẽ ăn mòn răng theo thời gian. Về lâu dài, rất dễ gây sâu răng.
Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng rằng răng sữa sẽ sớm được thay thế, nên nếu răng sữa hỏng cũng không vấn đề nên bỏ bê việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Thực tế, răng sữa không được chăm sóc sẽ làm tăng tốc độ phát triển của sâu răng, sau đó phát triển thành các bệnh nội nha, bệnh nha chu đỉnh, thậm chí có thể dẫn đến rụng răng sớm, ảnh hưởng đến việc nhai của trẻ, chức năng hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến cả răng vĩnh viễn khi mọc lên.
Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau nên vệ sinh miệng như thế nào?
Bác sĩ Ngô Nhĩ Khẳng nhắc nhở rằng làm sạch răng hiệu quả là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa sâu răng. Cha mẹ nên hướng dẫn con phát triển thói quen vệ sinh răng miệng tốt và làm tốt việc vệ sinh cho trẻ theo đặc điểm tuổi.
- Trẻ 6 tháng-2 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ thường ăn đêm và bú sữa ngay cả trong giờ ngủ. Cha mẹ nên cho trẻ uông một ít nước sau khi cho bé uống sữa để giúp làm sạch và rửa sạch cặn của sữa trong miệng. Khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên sau 6 tháng, cha mẹ nên bắt đầu làm sạch nướu và răng của trẻ bằng gạc vô trùng hoặc đầu ngón tay với nước ấm hoặc nước muối nhẹ. Có thể sử dụng kem đánh răng được thiết kế đặc biệt cho trẻ em dưới 3 tuổi.
- Trẻ 3-4 tuổi: Động tác tay của trẻ dưới 6 tuổi không đủ để làm sạch răng kỹ lưỡng. Vì vậy, ở giai đoạn này, cha mẹ có thể sử dụng bàn chải đánh răng cho trẻ em hoặc bàn chải đánh răng điện của trẻ để giúp trẻ đánh răng. Cha mẹ có thể hướng dẫn con học cách đánh răng một cách độc lập.
Thời gian đánh răng ít hơn 3 phút. Ngoài ra, trẻ em trên 3 tuổi có thể đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride cỡ hạt đậu khi đánh răng, có thể ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
- Trẻ 5-7 tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ có thể bị dắt thức ăn trong kẽ răng. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ tự vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Cuối cùng, điểm quan trọng nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra răng miệng ít nhất sáu tháng một lần, thực hiện các biện pháp phòng ngừa sâu răng kịp thời.