Cô gái mắc bệnh trĩ vì nghiện đồ ăn cay nóng: Những thói quen khiến người trẻ sớm mắc bệnh

Ngày 30/12/2019 00:14 AM (GMT+7)

Mới ra trường được 3 năm, Tâm đã đứng ngồi không yên vì mắc bệnh trĩ, cuối cùng cô gái trẻ này phải đến nhờ bác sĩ can thiệp.

Cô gái mắc bệnh trĩ vì nghiện đồ ăn cay nóng: Những thói quen khiến người trẻ sớm mắc bệnh - 1

Mắc trĩ vì thói quen xấu hàng ngày

Vốn là một cô gái năng động, dễ gần nhưng thời gian gần đây Đặng Thị Tố Tâm (25 tuổi), hiện đang làm nhân viên văn phòng cho một công ty tư vấn bất động sản ở Hà Nội luôn cảm thấy ái ngại khi có người hỏi thăm về căn bệnh mà mình từ mắc phải.

Cách đây 5 tháng, Tâm đã phải phẫu thuật để điều trị bệnh trĩ - căn bệnh mà cô chỉ muốn giấu kín nhưng không được. “Tôi xin nghỉ chữa bệnh, khi đi làm công ty yêu cầu phải có giấy của bệnh viện, khi tôi nộp cả công ty biết tôi mắc trĩ”, Tâm chia sẻ.

Tâm chẳng biết mình bị mắc bệnh từ bao giờ. Chỉ biết sau đợt Tết 2019, khi đi đại tiện Tâm thấy bị ra máu tươi, lo sợ mắc ung thư nên cô đi khám và bác sĩ chẩn đoán bị trĩ, cần can thiệp càng sớm càng tốt.

Trong suy nghĩ của cô gái trẻ này, trĩ là căn bệnh chỉ người già mới mắc chứ với gái chưa chồng như cô thì chưa bao giờ nghĩ tới. “Nhưng cũng may, mắc trĩ còn chữa được, chứ lúc đầu em sợ bị ung thư thì coi như chấm hết”, Tâm ngậm ngùi nói.

Cô gái mắc bệnh trĩ vì nghiện đồ ăn cay nóng: Những thói quen khiến người trẻ sớm mắc bệnh - 2

Nhiều trường hợp trẻ tuổi đã phải phẫu thuật điều trị bệnh trĩ vì thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Gia đình Tâm không ai mắc trĩ, vì thế cô chẳng biết lý do mình mắc bệnh là sao, chỉ biết bác sĩ khám tư vấn rằng có thể do chế độ ăn uống không hợp lý. Từ thời sinh viên Tâm đã yêu thích các món ăn cay nóng của Hàn Quốc nên ngoài đi ăn quán, cô còn tự làm kim chi để ăn hàng ngày. Đặc biệt mùa đông Tâm ăn rất nhiều vì lạnh.

Từ khi ra trường cho đến nay, Tâm chỉ biết có từ nhà đến công ty, hết giờ làm việc là về nhà ôm điện thoại nghỉ ngơi chứ chẳng tập thể dục gì. “Em nghĩ người béo mới tập thể dục, chứ em cao 1m60, nặng 48kg thì cần gì tập thể dục.

Thế nhưng khi khám, bác sĩ nói đó là sai lầm, bởi việc ngồi lâu không vận động, ăn đồ cay nóng chính là yếu tố thuận lợi để bệnh trĩ phát triển”, Tâm kể lại.

Tâm cho biết sau “cú sốc” bệnh trĩ này, cô bỏ hẳn việc ăn đồ cay, còn thể dục bao giờ điều trị dứt điểm bệnh trĩ cô sẽ tham gia tập erobic cùng bạn bè ở công ty.

Cô gái mắc bệnh trĩ vì nghiện đồ ăn cay nóng: Những thói quen khiến người trẻ sớm mắc bệnh - 3

PGS Nguyễn Xuân Hùng tư vấn phòng bênh trĩ cho người bệnh.

Bệnh lành tính nhưng đừng chủ quan

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng -  Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết trĩ là bệnh lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đáng nói ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc trĩ rất lớn, chiếm khoảng 50% dân số và đang ngày càng trẻ hóa.

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ, theo PGS Hùng cho đến nay các nhà khoa học chưa chỉ ra một nguyên nhân cụ thể nào, mà chỉ đề cập đến những yếu tố thuận lợi để bệnh trĩ tiến triển ngày càng nặng. Trong đó, có không ít yếu tố đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đó là:

- Rặn khi đại tiện: Câu chuyện tưởng rằng rất bình thường nhưng lại là nguy cơ mắc bệnh trĩ. Theo đó, những người thường xuyên rặn khi đại tiện sẽ khiến vùng hậu môn bị áp lực, gây ảnh hưởng và lâu dần dẫn đến việc bị sa trĩ.

- Thay đổi đại tiện hàng ngày: Bình thường mỗi người ngày đi đại tiện 1 đến 2 lần, nhưng với những người bị kích thích tiêu hóa, bị tiêu chảy, đi đại tiện quá nhiều làm cho cửa hậu môn đóng mở nhiều lần khiến việc nâng đỡ búi trĩ bị sa, gây nên tình trạng tắc mạch, chảy máu.

- Ăn gia vị cay nóng: Việc ăn nhiều các loại gia vị có tính cay như tiêu, ớt hoặc uống rượu bia, dùng chất kích thích như hút thuốc, uống nhiều caffe cũng là yếu tố thuận lợi mắc bệnh trĩ.

- Người lười vận động: Những người ít vận động, hay ở trong trạng thái tĩnh như dân văn phòng thường sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Đó chính là lý do tỷ lệ người trẻ mắc trĩ đang tăng lên.

- Những người mang thai, xơ gan cũng làm ảnh hưởng đến búi trĩ gây nên những cơn trĩ cấp. Đặc biệt, nhưng người mang thai thường hay thay đổi nội tiết làm cho búi trĩ bị sa giãn, chảy máu nhiều.

Bệnh khó nói có tới nửa dân số mắc phải: Người thành thị, chị em ngồi nhiều coi chừng
Không chỉ chiếm tỷ lệ cao, bệnh trĩ còn đang ngày càng trẻ hóa, đặc biệt chị em phụ nữ và dân văn phòng hay mắc phải.
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh trĩ