Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến mà người cao tuổi rất hay mắc phải. Bệnh hiện đang có xu hướng trẻ hóa ở những người độ tuổi trung niên có thể gặp mà chưa biết nguyên nhân do đâu. Cùng tìm hiểu các triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh thoái hóa khớp trong bài viết sau đây.
Tổng quan về bệnh
Thoái hóa khớp hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh viêm xương khớp, là loại bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Những thay đổi về xương khớp thường diễn ra chậm trong nhiều năm, thế nhưng khi bệnh xuất hiện sẽ gây ra những thay đổi nghiêm trọng về xương, gây thoái hóa gân, dây chằng và phá vỡ sụn khớp. Từ đó người bệnh sẽ vô cùng đau đớn mỗi khi vận động, khớp sẽ bị sưng lên, biến dạng và kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, thoái hóa khớp được chia làm hai dạng bệnh chính:
- Bệnh lý nguyên phát: Tổng quan, phổ biến nhất, chủ yếu gây ra những ảnh hưởng đến các ngón tay, cánh tay, cột sống, hông, đầu gối, các ngón chân,...
- Bệnh lý thứ phát: Xảy ra một cách bất bình thường với khớp do chấn thương, bệnh gout, viêm khớp do nhiễm trùng, tai nạn, hoặc do vấn đề di truyền gây ra…
Những đối tượng nào dễ mắc?
Khoảng 80% người lớn có độ tuổi từ 55 tuổi trở lên dễ bị mắc các chứng bệnh về viêm xương khớp nhất, thể hiện rõ rệt trên phim chụp X-quang. Trong số này, ước tính có khoảng 60% người lớn tuổi sẽ gặp phải các triệu chứng thường có ở bệnh thoái hóa khớp. Hiện nay trên thế giới người ta ước tính rằng có khoảng 240 triệu người trưởng thành dễ bị thoái hóa khớp có triệu chứng, trong đó có hơn 30 triệu người trưởng thành sống ở Mỹ. Phụ nữ sau mãn kinh là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp tăng cao hơn nhiều so với nam giới.
Nguyên nhân
Thoái hóa khớp là một căn bệnh không đồng nhất, nghĩa là bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, không phải chỉ có nguyên nhân đến từ khớp bị hao mòn qua thời gian. Tuổi tác là một yếu tố quan trọng góp phần vào nguyên nhân gây bệnh, mặc dù không phải tất cả người lớn tuổi đều có thể phát triển bệnh thoái hóa khớp và cả đối với những người mắc bệnh không phải ai cũng gặp những cơn đau khớp. Như đã đề cập đến ở trên, người bệnh cũng có thể có các nguy cơ viêm nhiễm và chuyển hóa làm tăng tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là trong bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý liên quan đến sự gia tăng cholesterol trong máu.
Thoái hóa khớp có thể di truyền cả nguyên phát như viêm khớp dạng nốt ở bàn tay cũng như thứ phát liên quan đến các rối loạn di truyền khác, chẳng hạn như tăng khả năng vận động của khớp. Viêm khớp do viêm và nhiễm trùng có thể góp phần vào sự phát triển của viêm xương khớp thứ phát do viêm mãn tính và gây ra những sự phá hủy khớp thường gặp. Các chấn thương liên quan đến thể thao và do tai nạn giao thông cũng có thể góp phần gây ra thoái hóa khớp ở người bệnh.
Mặc dù cơ chế chính xác của sự mất sụn khớp và những thay đổi của xương vẫn chưa được biết hết, thế nhưng những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ trong y học hiện đại nhằm phát hiện ra nguyên nhân của bệnh. Người ta nghi ngờ rằng các quá trình truyền tín hiệu phức tạp, trong quá trình xảy ra bệnh viêm khớp và các cơ chế sửa chữa khiếm khuyết để phản ứng với chấn thương người bệnh gặp phải, dần dần làm mòn đi phần sụn trong khớp. Những thay đổi khác làm cho khớp mất khả năng vận động và chức năng hoạt động, dẫn đến đau khớp mỗi khi người bệnh cử động hoặc đi lại.
Triệu chứng
Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Tuy nhiên, các khu vực thường bị ảnh hưởng nhất của cơ thể bao gồm:
- Cánh tay
- Bàn tay, ngón tay
- Đầu gối
- Hông
- Cột sống , thường ở cổ hoặc lưng dưới
Từ đó, các triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp mà người bệnh có thể gặp phải gồm có:
- Đau đớn tại các khớp xương
- Đau có cảm giác khó chịu khi dùng ngón tay ấn vào các khu vực bị viêm
- Khi ấn vào có cảm thấy rõ ràng độ cứng của vùng bị viêm khớp
- Viêm khớp gây ra tình trạng sưng đau các khớp
Khi tình trạng thoái hóa khớp tiến triển nặng hơn, cơn đau kèm theo có thể trở nên dữ dội hơn. Theo thời gian, sưng khớp có thể xảy ra tại các khu vực xung quanh khớp cũng có thể xảy ra. Nhận biết các triệu chứng ban đầu của viêm khớp có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
Làm thế nào để biết cơ thể có đang bị thoái hóa khớp hay không?
Không giống như các loại bệnh về khớp khác, cơn đau do thoái hóa khớp thường phát triển dần dần trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nó thường tăng lên khi các hoạt động gây áp lực lên khớp, chẳng hạn như chạy hoặc đi bộ kéo dài. Đau và sưng khớp có xu hướng tăng chậm theo thời gian. Đôi khi, đặc biệt là ở bệnh nhân mắc bệnh nặng hơn, có thể nhận thấy cảm giác lạo xạo hoặc đay nghiến ở các khớp bị ảnh hưởng. Thoái hóa khớp thường không gây sốt, sụt cân, hoặc mà chỉ gây ra tình trạng nóng rát và đỏ ở các khớp. Những đặc điểm này gợi ý một số tình trạng viêm khớp hoặc thoái hóa khớp khác có thể gặp phải.
Các bác sĩ và bệnh viện thường có thể chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp của người bệnh bằng cách thu thập tiền sử đầy đủ về các triệu chứng người bệnh đang gặp phải và tiến hành kiểm tra khớp thông qua các biện pháp y học hiện đại. Chụp X-quang có thể hữu ích để đảm bảo rằng không có lý do nào khác gây ra cơn đau khớp. Trong khi phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) nói chung là không cần thiết trừ những trường hợp bất thường hoặc những trường hợp nghi ngờ rách sụn hoặc dây chằng xung quanh khớp. Không có xét nghiệm máu nào chẩn đoán ra được tình trạng thoái hóa khớp. Nếu một khớp đặc biệt bị sưng đau, bác sĩ có thể cần phải dẫn lưu chất lỏng từ khớp đó. Các xét nghiệm có thể được thực hiện trên chất lỏng được dẫn lưu để tìm manh mối cho các loại viêm khớp khác, chẳng hạn như bệnh gout.
Cách điều trị
Không có cách chữa khỏi bệnh thoái hóa khớp hoàn toàn 100% cả. Các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình thường được chăm sóc tốt bằng cách kết hợp các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc không dùng thuốc. Các phương pháp điều trị và khuyến nghị y tế bác sĩ khuyên bạn bao gồm:
- Sử dụng thuốc (gồm thuốc giảm đau tại chỗ và thuốc uống gồm thuốc chống viêm không steroid, NSAID).
- Tập thể dục (trên cạn và dưới nước).
- Chườm nóng lạnh ngắt quãng (phương thức cục bộ).
- Liệu pháp vật lý, kết hợp với tập thể dục.
- Giảm cân (nếu thừa cân).
- Ăn uống lành mạnh, kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol.
- Các thiết bị hỗ trợ như nẹp, nẹp chỉnh hình, lót giày, gậy hoặc khung tập đi.
- Liệu pháp tiêm vào trong khớp (gel steroid, axit hyaluronic).
- Các loại vitamin và chất bổ sung tốt cho khớp.
Một số biện pháp điều trị cụ thể có thể hữu ích để giảm đau và phục hồi chức năng khi các phương pháp điều trị y tế khác không hiệu quả, đặc biệt là với bệnh viêm khớp mãn tính tiến triển nhanh, cụ thể như sau:
1. Sử dụng thuốc đặc trị
Không giống như các dạng bệnh lý về khớp khác, quá trình thoái hóa khớp diễn ra chậm hơn nhiều. Hiện chưa có loại thuốc nào được chứng minh là có thể đảo ngược hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm xương khớp. Hiện nay, các loại thuốc đang tập trung vào việc giảm các triệu chứng của bệnh. Thuốc giảm đau bao gồm acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc giảm đau gây nghiện không được khuyến khích do tính chất mãn tính của bệnh và khả năng chịu đựng và nghiện. Thuốc bôi dưới dạng miếng dán giảm đau, kem bôi, thuốc thoa hoặc thuốc xịt có thể được bôi lên vùng da bị ảnh hưởng để giảm đau.
Mặc dù nhiều loại thuốc này có sẵn ở dạng chế phẩm không kê đơn, những người bị thoái hóa khớp nên nói chuyện với các bác sĩ hoặc chuyên gia về bệnh trước khi dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ nguy hiểm hoặc không mong muốn hoặc có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác đang được sử dụng. Một số loại thuốc không kê đơn vẫn yêu cầu xét nghiệm thông thường trong phòng thí nghiệm.
2. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ
Các thiết bị hỗ trợ giúp giảm áp lực cho các khớp đang bị ảnh hưởng. Niềng và nẹp chỉnh hình giúp hỗ trợ và ổn định các khớp bị tổn thương và bị đau đớn. Các thiết bị y tế nên được sử dụng theo hướng dẫn và dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia y tế như nhà trị liệu vật lý hoặc các bác sĩ được cấp phép. Sử dụng gậy chống hoặc khung tập đi có thể hữu ích để giảm áp lực lên các khớp nhất định và cải thiện cơ học của cơ thể và dáng đi.
3. Tập thể dục
Tập thể dục rất quan trọng để cải thiện tính linh hoạt, ổn định khớp và sức mạnh của cơ bắp. Nên áp dụng các chế độ như bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước và rèn luyện sức bền tác động thấp. Những điều này đã được chứng minh là làm giảm số lượng cơn đau và nguy cơ tàn tật mà những người bị thoái hóa khớp từng phải trải qua. Tốt nhất nên tránh đến việc tập thể dục quá mạnh, vì chúng có thể làm tăng các triệu chứng viêm khớp và có khả năng đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh. Các nhà vật lý trị liệu hoặc các bác sĩ hàng đầu có thể cung cấp các chế độ tập luyện phù hợp và điều chỉnh cho những người bị viêm xương khớp.
4. Sử dụng liệu pháp nóng và lạnh
Phương pháp điều trị nóng và lạnh ngắt quãng có thể giúp giảm đau và cứng khớp tạm thời. Những phương pháp điều trị như vậy bao gồm tắm vòi sen hoặc bồn tắm nước nóng và áp dụng cẩn thận các miếng đệm hoặc túi chườm nóng hoặc làm mát.
5. Kiểm soát cân nặng
Vì béo phì là một yếu tố nguy cơ được biết đến của bệnh thoái hóa khớp, nên việc kiểm soát cân nặng tốt hơn có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh lý đang gặp phải. Giảm cân ở những người thừa cân bị thoái hóa khớp đã được chứng minh là làm giảm áp lực và giảm đau ở các khớp chịu trọng lượng cơ thể cũng như làm giảm quá trình gây ra viêm khớp.
6. Phẫu thuật
Khi cơn đau nhức xương khớp không thể được kiểm soát bằng biện pháp điều trị ở trên và nó gây cản trở các hoạt động thể chất bình thường, phẫu thuật có thể là một lựa chọn để chữa trị thoái hóa khớp hiệu quả. Phẫu thuật thường được dành cho những người bị mắc bệnh trong một thời gian dài mà không khỏi. Một số loại kỹ thuật có thể được sử dụng, bao gồm cả kỹ thuật thay khớp xâm lấn tối thiểu. Mặc dù nó có những rủi ro, thế nhưng biện pháp phẫu thuật khớp ngày nay có thể rất hiệu quả trong việc phục hồi một số chức năng và giảm đau cho người bệnh.
7. Dinh dưỡng bổ sung
Các chất bổ sung và thuốc thay thế nutraceuticals, một thuật ngữ có nguồn gốc từ “dinh dưỡng” và “dược phẩm”, là các hợp chất có sẵn trong các hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe mà không cần đơn và không được Bộ Y Tế cấp phép để làm thuốc chữa bệnh. Chúng bao gồm các chất bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác.
Glucosamine và chondroitin là thành phần của sụn khớp thông thường. Là một chất bổ sung, chúng có sẵn rộng rãi nhất dưới dạng các hợp chất sulfat. Kết quả nghiên cứu lâm sàng về glucosamine và chondroitin dường như khác nhau, tuy nhiên, một số thử nghiệm cho thấy các đặc tính giảm đau có thể có, đặc biệt là trong thoái hóa khớp gối. Chính xác cách chúng hoạt động vẫn chưa rõ ràng và không có bằng chứng khoa học mạnh mẽ chứng minh cho tuyên bố rằng chúng giúp hồi phục tổn thương xương và sụn. Nói chung, glucosamine và chondroitin có vẻ an toàn và được dung nạp tốt, tuy nhiên trước tiên bạn nên thảo luận với các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Dầu cá có một số hoạt tính chống viêm, nhưng những loại dầu này đã được nghiên cứu rộng rãi hơn đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Các chất bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc kê đơn và có thể có các tác dụng phụ, chúng phải luôn được xem xét trước với các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng của bạn.